Căn cứ vào hải đồ vẽ năm 1979 của Cục Bản đồ quân sự Bộ Tổng tham mưu (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), quần đảo Trường Sa có thể chia làm chín cụm chính kể từ bắc xuống nam trong đó có cụm đảo Nam Yết hay Ti Gia gồm các đảo:
Đảo Nam Yết (Namyit Island, 10°11 vĩ B, 114°217 kinh Đ), đảo Sơn Ca (Sand Cay, 10°227 vĩ B, 114°285 kinh Đ), đảo Ba Bình (Itu Aba Island, 10°228 vĩ B, 114°217 kinh Đ), cùng bãi Bàn Than (10°231 vĩ B, 114°245 kinh Đ), đá Núi Thị (Petley Reef, 10°247 vĩ B, 114°348 kinh Đ), đá Én Đất (Eldad Reef, 10°21 vĩ B, 114°41 kinh Đ), đá Lạc (10°102 vĩ B, 114°148 kinh Đ), đá Gaven (Gaven Reef, 10°127 vĩ B, 114°13 kinh Đ), đá Lớn (Great Discovery Reef, 10°045 vĩ B, 113°52 kinh Đ), đá Nhỏ (Small Discovery Reef, 10°015 vĩ B, 114°015 kinh Đ), đá Đền Cây Cỏ (Western or Flora Temple Reef, 10°147 vĩ B, 114°375 kinh Đ). Cụm này có đảo rộng nhất của Trường Sa là Ba Bình và cao nhất là đảo Nam Yết, có nhiều lùm cây cao lớn nhất.

Đảo Ba Bình (tên quốc tế là Itu Aba) là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đảo có chu vi 2,8km, diện tích 43,2ha và có một vòng đá san hô bao quanh. Chiều dài đảo là 1.470m, chiều rộng 500m, có độ cao trung bình 2,8m với nơi cao tối đa chừng 4m, thấp hơn Nam Yết một chút, diện tích 489.600m² (gần 50ha).

Đảo này có điều kiện sinh hoạt tốt nhất, đất đai màu mỡ, trồng được khoai mì, rau cải, chuối... Xung quanh có san hô, mặt nước khá yên tĩnh, tàu nhỏ có thể cập bến khá tốt. Ngày ấy, đảo có một giếng nước và có nhiều công sự bỏ hoang ở phía tây nam.

Theo học giả Vương Hồng Sển, tên của Ba Bình có thể bắt nguồn từ việc một vị quan cai trị người Pháp phải đặt mật hiệu cho hòn đảo này nhưng còn chưa nghĩ ra. Sau đó ông đặt tên cho nó theo tên hai người hầu ở trong nhà ông là chị Tư và chị Ba. Vì người Pháp không đọc âm "h" nên thành Itu Aba. Còn tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã thì cho biết tên Ba Bình do ông đặt, căn cứ vào những tài liệu ông có được.

Năm 1933, với danh nghĩa "bảo hộ" Việt Nam, Pháp đã cho quân chiếm đóng và thiết lập đài quan trắc khí tượng mang số hiệu 48919 do World Meteorological Organisation cấp phát cùng với đài quan trắc ở Hoàng Sa (Pattle) mang số hiệu 48860, Phú Lâm mang số hiệu 48859.

Ngày 26-10-1946, lúc quân đội viễn chinh Pháp và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang bận đối phó với cuộc chiến tranh toàn diện sắp xảy ra thì hạm đội đặc biệt của Trung Hoa Dân Quốc gồm bốn chiến hạm, mỗi chiếc chở một số đại diện của các cơ quan và 59 binh sĩ thuộc trung đội độc lập về cảnh vệ của hải quân (tiền thân của quân thủy đánh bộ) xuất phát từ cảng Ngô Tùng ngày 9-10 đổ bộ lên Hoàng Sa.

Ngày 29-11-1946, các tàu Vĩnh Hưng và Trung Kiên của quân Tưởng Giới Thạch tới đảo Hoàng Sa và đổ bộ lên đây.

Ngày 20-5-1956, Đài Loan đã xây dựng cơ sở quân sự kiên cố tại đây. Ngày 21-1-2008, Đài Loan đã đưa máy bay quân sự C-130 đáp xuống đường băng vừa xây xong trên đảo Ba Bình. Hiện ở đây có một sân bay nhỏ và cầu tàu cho các chiến hạm cặp bến.

Phía tây nam cụm Nam Yết có hòn Đá Chữ Thập (Fiery Cross or N.W, Kagilingan Reef, 9O353 vĩ B, 114O542 kinh Đ), là chỗ cao nhất của một bãi cạn dài 25km, rộng tối đa 6km, bị quân Trung Quốc chiếm đóng, biến nơi đây là cơ sở quân sự quan trọng.

Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, chế độ bảo hộ Pháp có viên khâm sứ đứng đầu Trung kỳ chịu trách nhiệm quản lý quần đảo Hoàng Sa. Trong khi Nam kỳ quản lý quần đảo Trường Sa, lại ở dưới chế độ thuộc địa Pháp, song thực chất tất cả đều thuộc chế độ đô hộ kiểu trực trị của Pháp. Mọi quyền hành trong tay Pháp. Chính quyền Nam triều chỉ có trên danh nghĩa.

Song trên thực tế chính quyền thuộc địa Pháp cũng đã có những hành động cụ thể củng cố, khẳng định và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ TTO, ảnh internet