Cách đây gần 20 năm, vào lúc khoảng 17 giờ ngày 27/7/1991 trời mưa như trút nước và đất trời tối sầm.

< Núi Tô Thị, di tích lịch sử Quốc gia.

Sau đó, một tiếng nổ lớn rúng động quanh vùng, mọi người đổ xô ra đường thì thấy tượng nàng Tô Thị trên núi Tô Thị (hay còn gọi là núi Vọng Phu thuộc phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn)-biểu tượng bất hủ của sự thuỷ chung đã đổ ập xuống. Sau đó, người ta xây tượng nàng Tô Thị mới và khép cho một người địa phương đặt mìn phá tượng.

Người bị khép là “kẻ tội đồ’ nung vôi nàng Tô Thị chính là cựu chiến binh Đoàn Văn Quyến, tên thật là Đoàn Văn Thường, sinh năm 1956 tại Thị Cầu, Bắc Ninh là thương binh nặng, loại 4/4.

< Đường lên núi Tô Thị nơi nàng Tô Thị mới là những lớp đá vôi sắt cạnh.

Gần 20 năm trời theo đuổi sự việc và tìm hiểu, thầy “địa lý” Trương  Hoàng Phương, hiện là thạc sĩ, giảng viên khoa địa lý của Trường Đại học sư phạm TP.HCM, đồng thời là giám đốc Marketing của Công ty du lịch Vietmark đã tìm ra nguyên nhân tượng nàng Tô Thị bị đổ và minh oan cho ông Quyến .

< Tượng nàng Tô Thị được dựng mới bằng đá xanh nhìn từ xa...

Sự thật là tượng nàng Tô Thị được hình thành do sự hoà tan không đều của các lớp đá vôi. Các lớp đá này có độ nghiêng 45°, bao gồm bốn lớp: lớp hông, lớp vai – bụng, lớp cổ và lớp đầu. Lớp hông tựa vào vách núi tạo một lõm chứa nước nhỏ, nguồn nước này di chuyển và mở rộng khe nứt nghiêng đến 45° giữa lớp hông và vách núi. Sự hoà tan để lại một lớp đất đỏ mỏng (terra rosa) vẫn còn thấy rõ trên mặt trượt sau khi biến cố bức tượng tự sụp đổ xảy ra.

< Và tượng nàng Tô Thị nhìn gần.

Nghi án tượng nàng Tô Thị đổ được giải, “bà” Tô Thị bị sập không phải là do mìn, mà chính do sự bào mòn của các lớp đá vôi đã  khiến “bà” bị trượt dài từ sườn núi cao xuống. Còn trận mưa lớn chiều ngày 27/7/1991 chỉ là nguyên nhân trực tiếp gây đổ tượng.

< Gần 20 năm qua, ngay từ khi còn là một sinh viên ngành địa lý của trường ĐH Hà Nội cho đến bây giờ là  "thầy địa  lý" của trường ĐH Sư phạm TPHCM, Th.s Trương Hoàng Phương vẫn không ngừng nghiên cứu về cấu trúc các tầng đá vôi ở núi Tô Thị và ông cũng miệt mài  đưa các đoàn khách du lịch đến  tận nơi để minh oan cho sụp đổ của nàng Tô Thị là do thiên nhiên gây ra.

< Như một định mệnh, sau khi ra tù  người thương binh Đoàn Văn Quyến mở quán nước dưới chân núi Tô Thị để phục vụ cho học sinh và khách thăm núi Tô Thị ,  cũng như  là cách để minh oan cho sự trong sạch của mình.

Chùm ảnh “Nàng Tô Thị mới”của tác giả Nhật Viên, TPHCM chụp ở Lạng Sơn tháng 3/2010 gửi dự thi ảnh “Phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường”.

TÂM SỰ CÙNG NÀNG

Có người muốn đón con Nàng,
Nhưng chưa đón được, nên càng buồn thay.
Vừa qua đọc báo mới hay,
Tin đồn dữ , bấy lâu nay sai rồi.
Thương nàng, Trời gọi về Trời.
Còn người lính chịu bao lời thị phi.
Chiến tranh giờ đã qua đi,
Không còn chờ, đợi, cần gì “vọng phu”.
Để hình Nàng đẹp thiên thu,
Trong lòng lữ khách lãng du nơi này.
Để ôn một thuở đắng cay,
Xây lại pho tượng nơi đây để thờ…
Tượng Nàng phải đậm hồn thơ,
Phải thanh cao, phải mộng mơ tuyệt vời,
Dáng thon thả, tóc buông lơi,
Dắt con như thể dạo chơi bên hồ,
Như đang đứng giữa thủ đô,
Thăng long ngàn tuổi rợp cờ tung bay.
Để Nàng nhìn thấy tương lai
Không ai hóa đá, không ai phải buồn.
Tượng Nàng, khách tới thăm luôn,
Trồng hoa tươi chốn gió vờn, mây bay.
Dù cho sự thế đổi thay
Thơ về nàng vẫn ngất ngây tình đời.
Chiến tranh, trận mạc qua rồi.
"Vọng phu" đã hết, "Vọng người lên thăm".

Cảm tác của DIJIKIMI

- Kỳ án “Xẻ thịt nàng Tô Thị” (Kỳ 1)
- 20 năm chầu chực dưới chân nàng Tô để tự kêu oan (Kỳ 2)
- Nàng Tô Thị mới (Kỳ 3)

Du lịch, GO! - Theo VFEJ - VET