Từ cảng Sa Kỳ, chỉ mất chừng 45 phút chòng chành trên tàu cao tốc là bạn đến đảo Lý Sơn - nơi cách đây gần 3000 năm trước: những cư dân Sa Huỳnh đầu tiên đã sống và để lại cho hậu thế những câu chuyện đầy huyền bí về một vùng đất mang nhiều dấu ấn về lịch sử và nhân văn.

< Toàn cảnh đảo lớn nhìn từ đảo nhỏ.

Truyền thuyết dân tộc Kor kể rằng, đảo Lý Sơn là một phần của vùng núi Trà Bồng trôi dạt về phía Biển Đông sau trận giao tranh dữ dội của Thần Nước và người anh hùng Doang Đác Tố, chủ làng Tali Talok.

< Những bờ đá ẩn chứa nhiều hình thù kỳ lạ trước chùa Hang, xã An Hải.

Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) có hệ sinh thái biển phong phú và đặc biệt là bức tranh đá được thiên nhiên xâm thực, kiến tạo ở nhiều nơi, in hằn dấu vết nham thạch của những núi lửa đã tắt cách đây hàng triệu năm trước.
< Những vòm đá như làm duyên trước biển.
< Đá vươn ra khơi trông giống con rồng đang trườn mình ra biển Đông.

Với diện tích gần 10 km², đảo Lý Sơn chứa nhiều di tích lịch sử văn hóa, thiên nhiên. Đây cũng là nơi xuất phát của hải đội bảo vệ Trường Sa, Hoàng Sa thời Nguyễn, mà tờ lệnh tòng quân được dòng họ Đặng tại Lý Sơn gìn giữ suốt 174 năm qua vừa hiến tặng cho Nhà nước hồi tháng 4.
< Bậc thang dựa vào tường đá dẫn lối vào chùa Hang.
< Bình minh trên hòn Sỏi.

Hằng năm cứ sau những ngày Tết cổ truyền của dân tộc là các bậc cao niên ở huyện đảo Lý Sơn chọn ngày đẹp trời nhất tề tựu về đình làng An Vĩnh kỳ công làm những mô hình thuyền đi biển và các vật dụng: Nồi đồng, nồi đất, lu đựng nước ngọt, nẹp tre, dây mây, thẻ tre...
< Đỉnh núi Thới Lới nhìn từ phía biển.

... để phục vụ cho lễ “Khao lề thế lính Hoàng Sa” nhằm tri ân những người lính trong đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa năm xưa đã xả thân để bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Tổ quốc. Cũng chính vì vậy mà nơi trang trọng nhất trong đình làng An Vĩnh được treo hoành phi, liễn đối “Công đức dựng xây miền đảo lý.
< Cát trắng phau, chen kẻ là những rạng san hô...
< Bức tranh đá kỳ vĩ ở di tích Hang Kẻ Cướp, đảo nhỏ - xã An Bình.

Các lớp trầm tích nền đảo và san hô phát triển trên bề mặt là cơ sở cho việc hình thành nhiều hang động, cổng đá do tác động xâm thực của nước biển trong thời kỳ biển tiến ở khu vực hòn Thới Lới, nơi vận động tạo sơn theo kiểu xếp nếp đã đẩy các lớp trầm tích đáy biển nhô cao hơn cả trong hệ thống đảo Lý Sơn.
< Suối Lụa buông mình trên tường đá ở Hang Câu.

Còn vết tích núi lửa là những khối nham thạch nhiều hình dạng chưa kịp phân hủy, cũng như lớp đất đỏ bazan màu mỡ phủ hầu hết khắp đảo, tạo điều kiện cho sự đa dạng và tươi tốt của hệ thực vật che phủ.
< Hoàng hôn trên cổng Tò Vò ở thôn Tây, xã An Vĩnh.


Du khách dễ dàng thưởng ngoạn vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ của những dãy núi đá trên huyện đảo Lý Sơn như núi Thới Lới, Giếng Tiền, Hòn Vung, Hòn Sỏi, Hòn Tai, trải dài ở bờ biển phía Bắc tựa như bức tường thành che chắn gió mùa đông bắc cho cư dân huyện đảo...

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Nghieng Vietnam, Dulichgo.


Tuyệt tác núi lửa trên đảo Lý Sơn
Lý Sơn đẹp tuyệt vời dưới ống kính
Thăm đảo Lý Sơn
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa