Nhà Rông một loại hình kiến trúc dân gian  - kiến trúc truyền thống lâu đời của  các dân tộc thiếu số cư trú ở khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên. Đó là một ngôi nhà cộng đồng – nơi tựu trung của cả buôn làng  vào những dịp lễ hội, cúng tế, ma chay… cũng giống như Đình Làng của người Kinh.

Đến nay, người ta vẫn chưa xác định được Nhà Rông có tự bao giờ, nhưng có một điều chắc chắn là đã rất lâu đời. Nó không chỉ là một sản phẩm văn hóa truyền thống mà còn rất đẹp và độc đáo.

Trước khi dựng nhà rông, điều mà các nghệ nhân quan tâm nhất không phải chiều cao hay số lượng cột mà là chiều dài. Chỉ cần con số này, họ sẽ suy ra kích thước toàn bộ nhà rông…

Nói đến những đặc sắc trong văn minh kiến trúc của người Tây Nguyên phải nói đến nhà rông. Nhà rông từ lâu đã không còn xa lạ với nhiều người, nhưng điều mà người ta tò mò là tại sao với hai mái cao chót vót, không phải liên kết bằng các xà đục lỗ xuyên qua cột, không cần thắt mộng hay một chiếc đinh mà trước những cơn gió dữ quanh năm vẫn đứng vững. Điều bí ẩn chính là những con số mà các nghệ nhân qua kinh nghiệm thực tiễn đã đúc kết nên.

Trước khi dựng nhà rông, điều mà các nghệ nhân quan tâm nhất không phải chiều cao hay số lượng cột mà là chiều dài. Chỉ cần con số này, họ sẽ suy ra kích thước toàn bộ nhà rông… Giả dụ chiều dài của một nhà rông sắp dựng là 8m thì các kích thước này sẽ được suy ra như sau: Chiều cao từ mặt đất lên sàn: 1,5m; chiều rộng 2 đầu: 4m; chiều cao từ nóc xuống mặt đất 8m và độ dài của mỗi mái bằng 2/3 kích thước chiều rộng nhất của bề ngang…

Điều đáng chú ý là các kích thước được suy ra không cần dựa vào công thức có sẵn mà bằng trực giác "nhìn là biết ngay". Nếu tỉ lệ này bị phá vỡ trong phạm vi dao động cho phép thì nhà rông không những mất hết tính mỹ thuật mà sự chống chọi với thời tiết của nó cũng không hiệu quả.

Mái nhà rông chẳng hạn. Đây là bộ phận phải chống đỡ gió mưa nhiều nhất. Người ta đã nghiên cứu và thấy rằng trong tỉ lệ kích thước cho phép này thì sức chống đỡ của những hàng cột sẽ đều nhau và cân bằng. Hai mái tạo thành một góc hẹp phía trên nhưng phía dưới sẽ tạo thành hai đường cong hình elip khuyết khoảng 1/8 cung.

Điều này tạo nên một sự hợp lý là khi gió thổi vào mái sẽ tạo thành một đường tựa như thổi qua cái chai, làm giảm hẳn tiết diện của mái. Nhưng nếu chiều rộng của nhà rông được nâng lên nữa thì góc khuyết hình elip giữa hai mái sẽ nhỏ lại. Và điều đó cũng có nghĩa là làm tăng tiết diện chịu gió của mái lên...

Không cần đến những vật liệu quá to tát, không cần đến cưa, đục; chỉ chiếc rìu, con dao với sợi lạt mây, người Tây Nguyên đã tạo nên những ngôi nhà rông hoành tráng, vững chãi giữa cao nguyên đầy nắng gió. Nhà rông kỳ diệu với những điều tinh tế mà đơn sơ như vậy đấy…

Du lịch, GO! - Theo Danviet, Lhctravel