Búng (hồ) Bình Thiên nằm giữa 3 xã biên giới Khánh Bình, Khánh An và Nhơn Hội thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang.
Theo truyền thuyếtngày xưa, một vị tướng nhà Tây Sơn đã chọn vùng này làm nơi đóng quân. Thế nhưng, đất đai ở đây khô cằn, thiếu nguồn nước. Vị tướng đã lập đàn tế trời và cắm thanh gươm vào đất, khi rút gươm lên, một dòng nước đã phun trào tạo thànhhồ nước.
Búng (hồ) Bình Thiên nằm giữa 3 xã biên giới Khánh Bình, Khánh An và Nhơn Hội thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang. Theo truyền thuyết ngày xưa, một vị tướng nhà Tây Sơn đã chọn vùng này làm nơi đóng quân. Thế nhưng, đất đai ở đây khô cằn, thiếu nguồn nước. Vị tướng đã lập đàn tế trời và cắm thanh gươm vào đất, khi rút gươm lên, một dòng nước đã phun trào tạo thành hồ nước.
< Con sông Bình Di đỏ đục phù sa dẫn nước vào búng Bình Thiên.
Về mặt vị trí, búng Bình Thiên nằm ngay vùng biên giới giữa Việt Nam và Campuchia. Chính vì vậy cộng đồng dân cư sống quanh búng là sự giao lưu kinh tế và văn hóa giữa hai dân tộc láng giềng.
< Mớ cá nước ngọt vừa đánh bắt được ở búng đem bán cho dân trong làng.
Đại đa số dân cư trên búng sống dựa vào nguồn lợi thủy sản phong phú của con sông Mê Công nên hầu hết dân cư ở đây đều sử dụng những chiếc xuồng làm phương tiện sinh sống.
< Cả nhà cùng kiểm tra tay lưới trước khi đi đánh cá.
Độc đáo nhất ở búng Bình Thiên là vào mùa nước nổi, mặt búng rộng đến 900 ha, nhưng mùa khô chỉ còn khoảng 300 ha. Trong mùa nước lũ, mặc dù nhánh sông Bình Di nơi dẫn nước vào búng đục đỏ phù sa, nhưng nước trong búng vẫn trong xanh. Ở chung quanh búng có một làng Chăm sinh sống và còn lưu giữ lại những nét văn hóa độc đáo.
< Lúc rảnh rỗi bà con còn có nghề đan lát.
< Một sạp trái cây nhỏ cung cấp hàng cho bà con.
Chúng tôi đã dạo một vòng quanh búng Bình Thiên, trên con đường làng rợp mát bóng cây đúng vào tháng chay "Ramadan” của đạo Hồi. Trong thời gian này, đồng bào dân tộc Chăm ở đây đã phô diễn trang phục mang những nét riêng nhất của mình. Theo sư cả Masalê làng Chăm đã hình thành hơn 100 năm với hàng trăm nhà sàn san sát quanh một thánh đường.
< Em bé Chăm với trang phục truyền thống lúc đến trường.
Chúng tôi đã bắt gặp những hình ảnh êm đềm với những cụ già đi lễ, những cô gái Chăm trong trang phục truyền thống, đầu trùm kín khăn đi trên đường làng, trẻ thơ đùa nghịch dưới bóng nhà sàn… trong lễ hội Ramadan. Cộng đồng người Chăm ở búng Bình Thiên theo đạo Hồi còn được gọi là Chăm Islam hoặc Chăm Muslim. Chính những tín đồ theo đạo Hồi này đã làm nên một bản sắc văn hóa Chăm độc đáo giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long.
< Thu hoạch ngô.
< Trẻ em người Chăm trên đường đến trường.
< Thi bơi trên búng Bình Thiên.
Theo ông Đoàn Công Huy, Chủ tịch UBND xã Nhơn Hội, hiện nay huyện An Phú xác định nơi này nằm trong quy hoạch khu du lịch phục vụ nhu cầu bảo tồn văn hóa, nghỉ ngơi, giải trí nằm trong tuyến du lịch thuộc khu vực kinh tế và cửa khẩu Khánh Bình của huyện An Phú.
< Xóm người Chăm ở búng Bình Thiên.
Dự án bao gồm khu phía bắc giáp khu dân cư sinh thái với 400 hộ dân sống bằng nghề nông kết hợp phục vụ du lịch và khu phía nam giáp búng Bình Thiên lớn, tổng diện tích quy hoạch 139ha với tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỉ đồng.
Du lịch, GO! - Theo Báo Ảnh Việt Nam
0 Comments
Đăng nhận xét
Du lịch, GO! là một blog quảng bá du lịch trong nước với tiêu chí chia sẻ thông tin, bất vụ lợi - Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết mà không cần đăng ký. Bạn cũng có thể yêu cầu xoá bài, sửa đổi, phê phán.... bất kỳ.
Tuy nhiên, rất mong bà kon không post link quảng cáo vào đây vì mình sẽ xoá thẳng, xin thông cảm vì Dũng này chỉ muốn an toàn cho mọi người.