(DTO) - Thác Trắng nằm sâu trong cánh rừng già, có chiều cao hàng chục mét. Vì nét hoang sơ, kỳ vĩ nên người dân bản địa ví thác Trắng như “nàng công chúa ngủ trong rừng”.

Thác Trắng cao hàng chục mét, nước đổ xuống dòng suối Ơ - Kia và hướng ra các làng thuộc xã Ia Rsai, Chư Rcăm

Theo chân những người dân bản địa của vùng “chảo lửa” Krông Pa (Gia Lai) để tìm đường về thác Trắng ((xã Chư Rcăm, huyện Krông Pa, Gia Lai). Ông Trần Xuân Nghiêm (Tổ trưởng bảo vệ rừng 1326, thuộc BQL RPH Ia Rsai) cho biết, để vào được thác Trắng phải đi xe máy gần 2 tiếng đồng hồ.

Để vào được thác Trắng phải đi xuyên qua những cánh rừng rất ghập ghềnh, nguy hiểm

Dòng suối Ơ - Kia chạy qua những cánh rừng già

Len lỏi qua những cánh rừng già, vực sâu thì mới đến được chân thác. Nhưng khi vào tận thác thì bạn sẽ không hối tiếc về những thử thách đã vượt qua”.

Cây sâm cau, một loại dược liệu có rất nhiều trên đường đi vào thác Trắng

Để lên đỉnh thác Trắng phải vượt qua những con núi dựng đứng

Trên con xe máy cà tàng, chúng tôi đã xuyên qua những cánh rừng già, vực thẳm ghập ghềnh rất nguy hiểm.

Vượt qua những vách đá cheo leo, nguy hiểm

Lưng chừng thác Thắng

Sau 2 giờ đồng hồ, chúng tôi mới đến được với chân thác Trắng. Nhìn từ dưới lên, thác như một tòa lâu đài cổ kính cao hàng chục mét.

Từ trên cao nhìn xuống, thác Trắng được bao quanh bởi những cánh rừng già trên vùng "chảo lửa"

Thác Trắng trong rừng sâu đã làm say mê những khách phượt phương xa

Nước của thác Trắng rất trong được chảy từng trong khe núi rồi đổ xuống dòng suối Ơ – Kia để tưới mát cả cánh lúa và phục vụ nước sạch bà cho 2 xã Ia Rsai và Chư Rcăm.

Vượt qua những thử thách để chiêm ngưỡng thác Thắng

Cơm trưa bên dòng suối Ơ - Kia, dưới chân thác Trắng

Sau một hành trình “liều mình” vượt qua thành đá cheo leo, dốc đứng, chúng tôi đã lên được đỉnh thác Trắng. Nhìn trên cao, thác được bao quanh bởi cánh rừng già cổ thụ, xa xa là những ngôi là người Banar khiến lòng người trở nên mê mẫn.

Theo Phạm Hoàng (Dân Trí)

Du lịch, GO!