"Phu Song Sung (Fang Xong Zông) là tên một đỉnh núi ở phía Tây Yên Bái, cao khoảng khoảng 2.955m so với mực nước biển.
So với đỉnh núi nổi tiếng Fanxipan, Phu Song Sung thấp hơn nhưng độ khó thì nhiều người cho rằng hơn Fanxipan rất nhiều lần. Dù đoàn leo hầu hết có kinh nghiệm leo núi và được chuẩn bị kỹ lưỡng, chúng tôi vẫn không khỏi bất ngờ khi đối mặt với những con dốc đất dựng đứng..."
Càng lên cao, khung cảnh của đỉnh Phu Song Sung càng đẹp. Trời xanh ngăn ngắt, mây trắng chạy nhanh vùn vụt trên đầu, những bông hoa, cành lá có màu sắc khác đến lạ lùng. Trong ánh bình minh, biển mây nhìn từ khu lều trại đã đẹp khi lên cao nhìn càng vĩ đại hơn.
Khi chạm chân đến đỉnh núi vào buổi trưa ngày hôm sau, một cảm giác không thể mô tả được lan khắp cả đoàn.
< Và đỉnh núi là đây!
Cả đoàn hò hét, nhảy múa, ngắm nhìn biển mây trắng rực rỡ bao khắp bốn phía xung quanh đỉnh núi. Người chụp ảnh, kẻ đo GPS xem độ cao đỉnh núi là bao nhiêu. Tốc độ gió mạnh đến mức phải hò hét vào tai nhau đến khản cả giọng.
Sống lưng con trâu vàng rực lên từng đợt, từng đợt mỗi khi có một đám mây bay bị gió thổi bay đi.
Khung cảnh thiên nhiên lúc này thật hùng vĩ đến không thể nói lên lời. Còn chờ gì nữa, bật rượu lên mừng chiến thắng đi thôi.
Quãng đường đi xuống vào buổi chiều nhờ có cảm giác chiến thắng bản thân cộng với thời tiết ủng hộ tuyệt đối nên mọi người trong đoàn chúng tôi đều đã vượt qua được đau đớn của đôi chân để về đến bản Xà Hồ chung chén rượu ngô cùng gia đình những người guide H’Mông tốt bụng và thân thiện.
< Ăn mừng tại chỗ...
Vừa leo xuống núi vừa cố gắng ngoái mình lại chụp từng bức hình về đỉnh núi huyền bí, dù máy ảnh báo gần hết pin, cứ phải chờ hồi lên chụp tiếp, nhưng tôi cứ muốn chụp mãi, chụp mãi cái đỉnh núi ở mọi góc nhìn khác nhau, nó mê hoặc đến kỳ lạ.
Chia tay Phu Song Sung, chào nhé trời xanh, mây trắng, nắng vàng…
Chuyện kể sau chuyến đi:
Gió quất lưng trâu Tang Là sương phủ
Cháy lửa lưng đồi Ngựa Đỏ tích xưa
Cái hôm đó, khi mà cả đoàn nghỉ ngơi ăn trưa hội ý bên bờ suối về chuyện đi-ở với nhiều ý kiến trái ngược như hội nghị Diên Hồng "hòa hay đánh" thì trong tâm trí tôi thật sự trở lại với câu chuyện Bí thư Giàng kể bên bếp lửa hồng đêm nao.
Có thể nói đó chính là động lực lớn nhất khiến tôi tiếp tục dấn thân vào cuộc chinh phục mà với chút ít kinh nghiệm bấy lâu tích cóp được cùng những gì thật sự đang có, tôi tự đánh giá là cực kì mạo hiểm. Phu Song Sung theo số liệu Quốc gia 2009 (4.gif) cao 2.985m so với mực nước biển, nằm phía tây Yên Bái gối đầu lên thượng nguồn sông Đà và giáp mặt với Sơn La về hướng Tây Nam cùng Lai Châu trên đầu Tây Bắc.
Chính vì là một trong những đỉnh cao nhất Đông Dương nên ngoài ý nghĩa về địa lý học, sử học, toán lý hóa học thì nó còn có ý nghĩa chiến lược trong an ninh quốc phòng, ý tôi nói là cả trên góc độ điểm cao và tâm linh ma thuật. Lại kể, ngày đó từ những năm cuối cuộc kháng chiến 9 năm đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược và sau này là Đế quốc Mỹ với chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta đã có không biết bao nhiêu máy bay của ta và cả của địch rơi rụng mất tích tại vùng chân dãy Sà Phình với đỉnh cao nhất là Phu Song Sung này!
Không ai hiểu và giải thích được tại sao và thật sự đã có những cuộc nghiên cứu tìm hiểu cũng như những bài viết phóng ký sự của các tay viết lão làng về chuyện này. Tuy nhiên kết quả cùng những lời giải thích có căn cứ khoa học thì vẫn chìm trong mịt mù như dãy Tang Là quanh năm sương phủ ngày nay.
Các bạn ạ, hẳn nó cũng là cái duyên khi tôi có dịp được Bí thư Giàng kể rồi tự mình lao vào thực tiễn và đến giờ vẫn còn ngờ ngợ về tích xác thực của nó.
Theo ông, xưa nay Ta và Khựa vốn có nhiều thâm thù biên giới sắc tộc rồi lợi ích kinh tế chính trị đối lập đôi bên. Và để kìm hãm phá hại cái anh Việt Nam xóm giềng tình thân hữu hảo, họ đề ra hẳn một kế hoạch dùng thầy số yểm một số long mạch trên lãnh thổ nước ta, cụ thể có vài vụ nổi tiếng chắc anh em nhiều người biết là dãy Cao Biền, sông Tô Lịch, cửa thành Hà Nội rồi cánh cung Yên Tử, Tam Đảo....và cuối cùng gần nhất trong câu chuyện này tôi kể đây là dãy Sa Phình với đỉnh cao cả đoàn đang háo hức leo lên.
Hẳn nếu đúng như lời ông nói thì việc Khựa cho xây và chôn một con ngựa đỏ trên đỉnh Phu Song Sung để yểm là hoàn toàn có thật và tôi đã hoàn toàn có lý khi cố leo lên đến đỉnh để chứng kiến vụ việc này.
Chứng tích để lại trên đỉnh hiện nay chỉ còn 02 hố bê tông hình tròn và vuông, còn về việc ngựa đỏ theo Bí thư Sinh sau khi biết được việc người Tàu làm thì ông của ông người trước kia cũng là một bí thư xã Xà Hồ, vốn ghét cay ghét đắng bọn Khựa đã hô hào dân trong bản leo lên đập tan nát rồi vứt bỏ.
Để kết nối các tình tiết về rơi máy bay, bùa ngải rồi ngựa đỏ có liên quan đến nhau hay không, tôi ko dám khẳng định nhưng nó là một cái gì đấy rất khó nói, khó diễn tả.
Câu chuyện chỉ có vậy nhưng qua đó ta thấy rõ sự thâm hiểm của anh bạn láng giiềng trên đầu chúng ta. Đơn giản, đến người H''''Mông còn ghét như thế thì hà cớ gì chúng ta ko tẩy chay cụ cái bọn đấy đi! Và giờ, lại cũng cái bọn đấy và tại nơi đấy (ngay chân núi PSS), chúng đang đục khoét bới tìm cái con bỏ m.. gì thấy bảo là chì ! Ko biết chúng có âm mưu gì nữa ko !? Chúng ta cùng cảnh giác vụ này.
Một số điểm chú ý về cung đường:
< Rừng trúc ở độ cao 2.400m khá giống bên FANSIPAN.
+ Thời tiết phải khô ráo thì mới leo vì đường dốc thẳng đứng và là đất bùn nên trời nắng leo đã cực, trời mưa thì rất khủng khiếp
+ Nên sử dụng giày bộ đội hoặc giày trekking loại thật tốt, đế bám chắc vì leo lên dốc đứng lên, leo xuống cắm thẳng mũi chân xuống
( Giày bộ đội là tối ưu nhất )
+ Chỉ mang đồ dùng thiết yếu khi leo : Cá nhân tôi bỏ lại toàn bộ quần áo ( lúc đi chuẩn bị rất nhiều ), chỉ mặc trên người 1 áo phông từ lúc đi đến lúc về, 1 áo phông dự phòng, khăn, áo gió ( quan trọng ), quần trek cản gió loại nhanh khô, xà cạp, áo lông vũ có mũ trùm đầu ( dùng đêm ), quần ngủ loại nỉ bó ấm mặc trong, đèn pin loại đeo đầu ( cực kỳ quan trọng ), thuốc men, GPS, điện thoại, máy ảnh du lịch, chai nước nhỏ, đường glucose, kẹo gừng, C sủi, găng tay hạt nhựa, kem dưỡng da, tấm trải ngủ đêm, túi ngủ và 1 cái lều 4 người.
+ Phải có gậy chống : khi leo lên và xuống cực kỳ cần thiết, cái này vào cửa rừng bảo guide chặt cây làm gậy cho là ổn.
+ Giá thuê guide là 700k/người cho 1.5 ngày leo ( 1 đêm ), về sau vì các guide quá khỏe, nhiệt tình tốt bụng lúc gùi đồ chung cho nhóm và luôn quay lại cả mấy quả núi giúp mấy bạn nữ yếu bê đồ mà bọn mình boa thêm 100k là 800k, các đoàn sau lơu ý ko phá giá như bên Tà Xùa.
+ Một số đoạn leo trên sống núi hẹp 1m rất chênh vênh trong điều kiện gió rất mạnh nên fải tập trung đi cho chắc, đoàn mình ai cũng balô rất nặng mà gió thổi muốn bay người, fải ngồi thụp xuống tránh liên tục
+ Nhiệt độ lúc lên đỉnh thường là 4-5 độ C, gió cực mạnh nên chỉ lên chụp ảnh một lúc rồi xuống phía dưới chừng 20m nghỉ tránh gió.
Trekking lên đinh Phu Song Sung (P1)
Du lịch, GO! - Theo forum Phuot.com
4 Comments
Các anh Phượt chỗ nào cũng đi nhỉ? Sướng thật đấy
Trả lờiXóa"Dân phượt" là "người khai phá, còn ngành du lịch là kẻ hưởng lợi. Khi đã có ngành du lịch nhúng tay vào rồi thì những kẻ phượt lại lang thang tìm một chốn mới, chốn hoang sơ...
Xóacòn cái mỏ chì khựa nó chỉ khai thác đá ra. còn chì khoáng nó cứ để trong núi. không hiểu bọn khựa muốn làm gì nữa
Trả lờiXóaChắc bọn họ sợ... nhiễm chì, he he he...
XóaHay tạo thời cơ để qua xem xét, dòm ngó nhỉ?
Đăng nhận xét
Du lịch, GO! là một blog quảng bá du lịch trong nước với tiêu chí chia sẻ thông tin, bất vụ lợi - Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết mà không cần đăng ký. Bạn cũng có thể yêu cầu xoá bài, sửa đổi, phê phán.... bất kỳ.
Tuy nhiên, rất mong bà kon không post link quảng cáo vào đây vì mình sẽ xoá thẳng, xin thông cảm vì Dũng này chỉ muốn an toàn cho mọi người.