(INFO) - Từ một nơi người dân chỉ biết dựa vào khai thác tài nguyên biển theo phương thức đánh bắt thủy hải sản, đến nay, ở xã Phù Long (huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng), nhiều hộ gia đình đã chuyển đổi mô hình kinh tế hộ theo hướng bền vững.

Gần 10 năm trước, ông Vũ Hồng Hưng xã Phù Long, huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng có cơ duyên gặp dự án phát triển khu du lịch sinh thái cộng đồng do Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) kết nối, hỗ trợ. Khu du lịch sinh thái cộng đồng Ecolife Phù Long do ông Hưng làm chủ ra đời từ đó, trên chính mảnh đất của gia đình ông.


< Rừng ngập mặn Phù Long.

Đây là mô hình du lịch sinh thái kết hợp giữa ao nuôi cá, homestay, nhà hàng và quán cà phê; là nơi thăm quan và nghỉ dưỡng của du khách trong và ngoài nước, đồng thời là nơi để bà con nhân dân trong xã đảo thường xuyên lui tới trao đổi thông tin, học tập kinh nghiệm,...
Dulichgo
Ecolife Phù Long cũng là nơi được MCD lựa chọn để đào tạo nghề cho người dân địa phương trong việc phát triển mô hình dịch vụ du lịch như nấu ăn, pha chế, buồng phòng,…

Đặc biệt, đây còn là nơi phổ biến kiến thức về phát triển bền vững, góp phần thay đổi nhận thức của bà con từ mô hình kinh tế khai thác truyền thống sang mô hình kinh tế theo hướng phát triển bền vững.


< Ecolife Phù Long là mô hình kết hợp nhà hàng, cà phê, homestay và sản xuất.

Bên cạnh đó, Ecolife Phù Long còn là “giảng đường” thực tế cho hàng trăm sinh viên nông nghiệp mỗi năm. Thậm chí, đây còn là nơi người dân được học tiếng Anh miễn phí do các giáo viên chuyên ngành sư phạm ngoại ngữ về giảng dạy cho những gia đình trong tổ dịch vụ có thể giao tiếp với du khách nước ngoài.
Dulichgo
“Chỉ cần có từ 15 người học trở lên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẵn sàng cử giáo viên về dạy tiếng Anh miễn phí. Các giáo viên về đây sẽ sinh hoạt ngay tại Ecolife Phù Long, kinh phí do MCD tài trợ và Ecolife chúng tôi hỗ trợ một phần,” ông Vũ Hồng Hưng nói.

Tại xã đảo Phù Long, ông Vũ Hồng Hưng được ví như “ngọn hải đăng”, là người đi tiên phong để người dân Phù Long tin tưởng và làm theo. Đó cũng là lý do ông được bà con tín nhiệm bầu làm Đại biểu Hội đồng nhân dân xã Phù Long.


< Một lớp tập huấn được tổ chức bên trong Khu du lịch sinh thái Ecolife Phù Long.

Thực tế mô hình này đem lại thu nhập “tiền tươi thóc thật” nên bà con tin và làm theo. Từ một xã thuần nông heo hút, đến nay xã Phù Long đã có trên 30 hộ gia đình tham gia Tổ du lịch sinh thái cộng đồng. Riêng tại Ecolife Phù Long, ông Hưng cho biết mỗi năm phục vụ trên 1.000 du khách, đem lại doanh thu trên 800 triệu đồng/năm.

“Buôn có bạn, bán có phường,mình lôi cuốn họ vào nghề mới, người dân thấy đáng để theo đuổi mục đích mới, thay vì khai thác kiệt quệ như trước kia. Đến nay trong xã đã có 30 hộ làm homestay, 40 hộ làm dịch vụ ăn uống,” ông Hưng nói.
Dulichgo
Không chỉ là mô hình du lịch sinh thái cộng đồng, ông Hưng cho biết, với sự hỗ trợ từ Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD), nhiều hộ gia đình trong xã đã chuyển sang làm nghề dịch vụ ăn uống và những dịch vụ khác phục vụ du lịch.


< Ông Vũ Hồng Hưng hướng dẫn cho khách tham quan tại rừng ngập mặn khu vực bãi Triều.

Đến Phù Long, điều dễ nhận thấy là những cánh rừng ngập mặn đã được phủ một màu xanh, tạo nên những khu dự trữ sinh quyển cho huyện đảo Cát Hải, và là nơi người dân nuôi trồng thủy sản, học cách thích ứng với biến đổi khí hậu, thay vì dựa vào đánh bắt tự nhiên như trước kia.

Dẫn chúng tôi ra khu vực bãi Triều, là nơi tập trung những cánh rừng ngập mặn, ông Hưng cho biết cách cách đây 15 năm người dân quai đê lấn biển để làm đầm nuôi trồng thủy sản, gây nguy cơ mất dần những cánh rừng ngập mặn.

Sau khi MCD và các tổ chức bảo vệ môi trường thuyết phục bà con về lợi ích của những cánh rừng ngập mặn, người dân đã tự trồng lại rừng ngập mặn kết hợp nuôi trồng thủy sản. Lần đầu tiên lượng thủy sản do bà con nuôi trồng đã vượt qua sản lượng đánh bắt tự nhiên (52%).

< Khu vực homestay kết hợp ao nuôi trồng thủy sản.
Dulichgo
Chỉ sau 5 năm, người dân Phù Long đã trồng được khoảng 80ha rừng ngập mặn. Xã Phù Long có diện tích 48,15m2, nằm ở phía Tây đảo Cát Bà, là xã vùng đệm của khu dự trữ sinh quyển. Do đó việc phủ xanh những cánh rừng ngập mặn mang lại ý nghĩa to lớn.

Bà Nguyễn Thu Huệ, Giám đốc MCD cho rằng sự sáng tạo trong mô hình tạo sinh kế bền vững ở Phù Long hoàn toàn là của bà con, MCD chỉ cần kết nối và tạo cảm hứng cho bà con. Câu chuyện của Tổ du lịch cộng đồng Ecolife nói riêng và mô hình phát triển bền vững ở Phù Long nói chung sẽ tiếp tục là nguồn cảm hứng cho những địa phương ven biển khác.

Theo Nguyễn Tuân (Infonet)
Du lịch, GO!