(NDĐT) - Hòn Tre, Hòn Sơn, Hòn Củ Tron, Hòn Mấu… là những địa danh nằm trên biển Tây Nam của tổ quốc. Là những địa bàn mà dân cư từ khắp mọi miền quần tụ về để lập ấp, thành xã với những tên gọi hành chính, như: Hòn Tre, Lại Sơn, An Sơn và Nam Du. Tất cả gộp lại thành một đơn vị hành chính lớn hơn là huyện Kiên Hải - một trong hai huyện đảo của tỉnh Kiên Giang.

Nơi ấy đâu xa

Hôm trước, tôi có đến nhà của một người bạn ở TP Rạch Giá dự tiệc gia đình. Thấy nhà bạn có thêm một người lạ, nhưng biểu hiện khá thân thuộc với gia đình, tôi buột miệng hỏi chủ nhà một câu: “Ai vậy, từ đâu đến?”. Bạn tôi trả lời: “Chị tui, ở bển mới về”. “Nhưng ở bên Hòn Sơn”, bạn giải thích thêm. Có vậy, chứ không tôi đã nhầm! Dân miền Tây mà dùng cụm từ “ở bển về”, hàm ý là Việt kiều mới về nước, chứ ít ai chỉ người từ đất đảo về thành thị(!)

Người dân Rạch Giá, tạt ra bờ biển là nhìn thấy những cụm hòn (hay đảo) xanh xanh nổi trên biển, nhưng tên gọi của các hòn, các xã đảo ngoài đó thì nhiều người chưa biết. Hơn năm qua, “hiện tượng” Hòn Sơn, Nam Du nổi lên, trở thành những điểm du lịch có tiếng ở Kiên Giang và miền Tây Nam Bộ, nhiều người mới cập nhật những địa danh này vào bộ nhớ, hoặc ngồi tàu dong ra đảo để một lần mục sở thị, nên những tên gọi này mới dần được người dân phổ cập.

Cách đây vài năm, báo chí rộ lên việc tỉnh Kiên Giang phải chi hơn 1,5 tỷ đồng thuê dịch vụ làm các băng ghi hình gửi cho Bộ Nội vụ để 17 xã ở Kiên Giang được Chính phủ công nhận là xã đảo.
Dulichgo
Chuyện là ở Kiên Giang có 17 xã nằm trên các đảo, trong đó huyện Phú Quốc 10 xã, huyện Kiên Hải bốn xã, huyện Kiên Lương hai xã và TP Hà Tiên một xã. Trước đây, do quyết định thành lập các xã này chỉ ghi xã, không nói là xã đảo, chính vì vậy khi triển khai các chính sách về biển đảo, các ngành không áp dụng được. Mà để được thêm từ “đảo” vào trước từ “xã”, trở thành từ “xã đảo”, Bộ Nội vụ hướng dẫn làm thủ tục trong đó phải ghi lại hình ảnh địa bàn của các xã này vào đĩa CD gửi kèm theo hồ sơ.

Tại hội trường Quốc hội sáng ngày 3-11-2015, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (đoàn Kiên Giang) đã phát biểu: “Tôi nghĩ ta đã có vệ tinh rồi, muốn biết đó là đảo hay không ta nhìn bản đồ Việt Nam cũng thấy rõ, huống hồ từng đảo đã hiển hiện chênh vênh ngoài biển khơi không thể nào xê dịch được”.
Dulichgo
Tôi đã nhiều lần xem các chương trình “trò chơi” trên truyền hình quốc gia, khi những câu hỏi của ban tổ chức đưa ra đề cập đến vùng biển Tây Nam đặc biệt là tên gọi các đảo, xã đảo, thậm chí là huyện đảo thì hầu hết người chơi đều không trả lời đúng. Đặc biệt, đối với huyện Kiên Hải và các xã đảo Hòn Tre, Lại Sơn, An Sơn, Nam Du… nhiều người chơi còn trả lời: “Chưa từng nghe tới”.

Mà sao vẫn khó

Ông Huỳnh Hoàng Sơn, người được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang điều động, luân chuyển ra làm Chủ tịch UBND huyện Kiên Hải đã gần trọn nhiệm kỳ 5 năm, khi ngồi với tôi vẫn thường nhắc lại những ngày mới ra đất đảo nhận nhiệm vụ. Với chuyên ngành kinh tế nông nghiệp, nhưng ông Sơn phải mất khá nhiều thời gian mới làm quen “điều kiện đặc thù” và “nhịp sống sinh hoạt” của đất đảo.

Chỉ 5 năm trước, các hòn đảo thuộc huyện Kiên Hải cách trở, nghèo và có phần lạc hậu. Điện, nước là những nhu cầu tối thiểu phục vụ cho cuộc sống mà thiếu hụt trầm trọng. Máy phát điện hoạt động theo giờ cố định, nước chỉ đủ sinh hoạt trong mùa mưa. Cây trái trồng trên rừng chỉ cung ứng cho nhu cầu tại chỗ. Cá, tôm dưới biển rất nhiều, ngư dân khai thác chỉ đủ cho nhu cầu thì dừng lại. Đất đai, nhà cửa của bà con canh tác, sinh hoạt từ lâu nhưng không thể cấp giấy chủ quyền. Nhà dưới bãi vướng Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo, đất trên rừng vướng Luật Lâm nghiệp. Nhà đầu tư ra đất đảo thì vướng cả hai luật này nên không thể làm ăn.

Ông Trần Thanh Thắng, Trưởng phòng Kinh tế, Hạ tầng, Tài nguyên và Môi trường huyện Kiên Hải cho biết, gần đây, đất đảo có bước chuyển mình khi hai xã Hòn Tre, Lại Sơn được đầu tư kéo điện lưới quốc gia từ đất liền vượt biển ra đảo; Nam Du, An Sơn cấp thêm kinh phí bù lỗ cho máy phát điện tăng lên 24/24 giờ trong ngày.

Các hồ nước ngọt được nhà nước đầu tư xây mới, người dân khoan thêm giếng nước ngầm đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt. Các sở lưu trú, dịch vụ bắt đầu mọc lên, mở ra khắp nơi trên các đảo Hòn Sơn, Hòn Mấu, Củ Tron… Các cơ sở nuôi cá lồng bè cũng dịch chuyển từ nuôi cá bán thương phẩm, sang bán cá cho khách du lịch. Cuộc sống của người dân có bước phát triển khấm khá, nguồn thu ngân sách của huyện đảo cũng từ đó mà tăng lên.
Dulichgo
Ông Huỳnh Hoàng Sơn, người được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang điều động, luân chuyển ra làm Chủ tịch UBND huyện Kiên Hải đã gần trọn nhiệm kỳ 5 năm, khi ngồi với tôi vẫn thường nhắc lại những ngày mới ra đất đảo nhận nhiệm vụ. Với chuyên ngành kinh tế nông nghiệp, nhưng ông Sơn phải mất khá nhiều thời gian mới làm quen “điều kiện đặc thù” và “nhịp sống sinh hoạt” của đất đảo.

Chỉ 5 năm trước, các hòn đảo thuộc huyện Kiên Hải cách trở, nghèo và có phần lạc hậu. Điện, nước là những nhu cầu tối thiểu phục vụ cho cuộc sống mà thiếu hụt trầm trọng. Máy phát điện hoạt động theo giờ cố định, nước chỉ đủ sinh hoạt trong mùa mưa. Cây trái trồng trên rừng chỉ cung ứng cho nhu cầu tại chỗ. Cá, tôm dưới biển rất nhiều, ngư dân khai thác chỉ đủ cho nhu cầu thì dừng lại. Đất đai, nhà cửa của bà con canh tác, sinh hoạt từ lâu nhưng không thể cấp giấy chủ quyền. Nhà dưới bãi vướng Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo, đất trên rừng vướng Luật Lâm nghiệp. Nhà đầu tư ra đất đảo thì vướng cả hai luật này nên không thể làm ăn.

Ông Trần Thanh Thắng, Trưởng phòng Kinh tế, Hạ tầng, Tài nguyên và Môi trường huyện Kiên Hải cho biết, gần đây, đất đảo có bước chuyển mình khi hai xã Hòn Tre, Lại Sơn được đầu tư kéo điện lưới quốc gia từ đất liền vượt biển ra đảo; Nam Du, An Sơn cấp thêm kinh phí bù lỗ cho máy phát điện tăng lên 24/24 giờ trong ngày.

Các hồ nước ngọt được nhà nước đầu tư xây mới, người dân khoan thêm giếng nước ngầm đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt. Các sở lưu trú, dịch vụ bắt đầu mọc lên, mở ra khắp nơi trên các đảo Hòn Sơn, Hòn Mấu, Củ Tron… Các cơ sở nuôi cá lồng bè cũng dịch chuyển từ nuôi cá bán thương phẩm, sang bán cá cho khách du lịch. Cuộc sống của người dân có bước phát triển khấm khá, nguồn thu ngân sách của huyện đảo cũng từ đó mà tăng lên.
Dulichgo
Tiềm năng, lợi thế của Kiên Hải trong phát triển kinh tế - xã hội là rất lớn, nếu được đầu tư và khai thác đúng hướng. Điều mà Kiên Hải đang vướng là sự đồng thuận trong nội bộ chưa cao, vẫn còn suy nghĩ cục bộ địa phương. Câu chuyện Thông báo kết luận số 56, ngày 15-1, của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Kiên Hải đối với một số cán bộ, đảng viên, trong đó có một số cán bộ chủ chốt của huyện dù đã tạm ngừng thực hiện, nhưng một số cơ quan truyền thông lại có được và dùng làm tư liệu chính để khai thác viết tin, bài… là một biểu hiện.

Kiên Hải ơi, hãy tiếp tục cố gắng!

Theo Việt Tiến (Nhân Dân)
Du lịch, GO!