(SGGP) - Cung đường Vũng Chùa nằm trong Khu kinh tế Hòn La, bắt đầu từ Quốc lộ 1A đâm ra biển, chạy theo đường bờ biển dọc xã Quảng Đông (Quảng Trạch, Quảng Bình) nối với đường vào mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, là cung đường đẹp nhất Vũng Chùa không chỉ với người địa phương mà còn với du khách.

< Một góc Vũng Chùa - Đảo Yến.

Ban đầu dự án hình thành từ năm 2011 với mục đích phát triển cơ sở hạ tầng cho Khu kinh tế Hòn La. Từ năm 2013, khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp chọn Vũng Chùa - Đảo Yến làm nơi an nghỉ cuối cùng thì dự án hơn 5km với 4 làn đường này trở thành chốn ngắm cảnh lý tưởng của rất nhiều người.

< Con đường rộng thoáng về Vũng Chùa.

< Dọc biển là ngư lưới cụ của ngư dân đánh bắt gần bờ.

Vì đường chạy dọc biển nên ngắm được biển, được đảo, từ xa nhìn tháp chuông cạnh mộ Đại tướng trong sương mỗi ban mai rất an lành.

< Con đường được làm 4 làn xe thông thoáng.
Dulichgo
Từ cung đường này còn có thể ngắm cả rặng Hoành Sơn lừng lững kỳ bí.

< Ven bờ ngư dân dựng miếu cầu mưa thuận gió hòa để làm ăn không bị tai ương.

< Hiện mỗi ngày có nhiều xe chở khách hành hương viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi qua đường này.

Theo đường bộ, dọc Quốc lộ 1A, từ Hà Nội vào Quảng Trạch khoảng trên 500km, đi ô tô với tốc độ bình thường mất khoảng hơn 10 tiếng đồng hồ sẽ đến huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình). Nếu từ TP HCM, ta sẽ phải vượt khoảng đường hơn 1200km. Quảng Trạch là huyện cực bắc của tỉnh Quảng Bình, giáp với tỉnh Hà Tĩnh.

< Một hàng cây bên vệ đường đang được chăm sóc.

< Những làng chài nhỏ ở vòng cung Vũng Chùa giản dị và dễ thương.
Dulichgo
Biển Vũng Chùa - Đảo Yến, cách đèo Ngang (ranh giới giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình) khoảng 7km. Qua đèo Ngang, đến ngã 3 thuộc thôn Đông Hưng (xã Quảng Đông).

< Vừa đi vừa ngắm đảo Yến.

< Bên tay phải của cung đường là rặng Hoành Sơn lừng lững.

Từ ngã 3 Đông Hưng rẽ trái đến Hòn La mất khoảng 4 km, và từ cảng La (Hòn La) đến núi Thọ nơi an táng Đại tướng khoảng 2km. Còn từ núi Thọ (Thọ Sơn) ra Đảo Yến khoảng 1 hải lý, mất chừng nửa tiếng đi thuyền. Đảo Yến có diện tích khoảng 10 ha, khung cảnh trên đảo còn khá hoang sơ và là nơi có rất nhiều chim yến sinh sống.

< Có những khúc cong đôi khi vắng người.

< Ngã ba chuẩn bị rẽ vào đường dẫn lên mộ Đại tướng.
Dulichgo
Cụ thể hơn, từ ngã 3 thôn Đông Hưng đi khoảng 500m (qua cầu Bàu khoảng hơn 100m) thì đến một ngã 3 khác, rẽ phải và đi thằng khoảng 600 - 700m là chớm ra bãi biển (nhìn thấy Đảo Yến). Đến đây, lại rẽ trái và đi theo con đường này thì đến khu vực an táng Đại tướng ở Vũng Chùa.

< Hàng quán lưu niệm bên vệ đường.

< Những bãi đá xếp lớp, nơi ngư dân lấy hàu và nhiều sản vật biển khác.

Tính từ trung tâm TP. Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đến nơi an nghỉ Đại tướng tại Vũng Chùa khoảng 67 km. Còn từ quê Đại tướng ở thôn An Xá (xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) ra Vũng Chùa mất gần 110km.

< Những bãi đá này kéo dài hàng cây số, là nơi trú ngụ của hải sản lúc triều lên. Khi triều rút là lúc ngư dân thu hoạch hải sản mắc cạn.

Theo người dân địa phương, hiện nay ở sườn núi Thọ đổ về phía Bắc có khoảng 20 khe nước lớn nhỏ như: khe Giếng Động, Thụng Mua, Sẩm Bằng... Bên phía Nam có khoảng 13 khe nước là Lá Bứa, khe Nước...

< Sản vật làm giàu cho không ít ngư dân là rong biển dọc con đường đẹp nhất Vũng Chùa.
Dulichgo
Bãi biển ở Vũng Chùa được thiên nhiên ưu đãi cát mịn, bờ biển thoải kéo dài, có nhiều bãi đá có hình thù khác nhau, đẹp mắt. Nơi đây có cấu tạo địa chất khá đặt biệt, nơi có những thớ đá xếp lên nhau như những chiếc vảy của con rồng đang ngơi nghỉ.

Theo Minh Phong (Sàigòn Giải Phóng)
Du lịch, GO!