(BVP) - Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám trên quê hương Vĩnh Phúc đã góp phần cùng cả nước đập tan xiềng xích nô lệ, giành lại chính quyền, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng dân tộc. Hiện nay, bên cạnh những hình ảnh, hiện vật được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh, dấu ấn về những năm tháng rực lửa ấy còn gắn liền với những địa danh cách mạng như: Đồn Binh Nhật, chùa Bảo Quang, đình Hương Canh, rừng Ngọc Thanh… \

Những chứng tích ấy sẽ mãi là niềm tự hào, gợi nhắc về ký ức hào hùng của những ngày thu cách mạng Tháng Tám.

Đồn Binh Nhật (Tam Đảo) – nơi lực lượng vũ trang và nhân dân Vĩnh Yên phối hợp với đơn vị giải phóng Phạm Hồng Thái tổ chức tiêu diệt lính Nhật ngày 16/7/1945.

Bia lưu niệm sự kiện trận đánh Đồn Binh Nhật.

Vũ khí quân và dân Vĩnh Phúc sử dụng trong khởi nghĩa giành chính quyền (ảnh trái) và phá kho thóc Nhật, giải quyết nạn đói (ảnh phải).
Dulichgo
Chùa Bảo Quang, xã Thượng Trưng (Vĩnh Tường) trước đây là cơ sở nuôi dưỡng, che giấu hoạt động của nhiều chiến sĩ cách mạng.

Cụ Vũ Thị Phượng, thôn Tây Lư, xã Thượng Trưng (Vĩnh Tường) kể lại sự kiện lịch sử diễn ra tại miếu Tây Lư – nơi xuất phát của hơn 30 thuyền chở lực lượng cách mạng đi khởi nghĩa giành chính quyền ngày 21/8/1945.
Dulichgo
Nhiều sự kiện trọng đại những ngày tiền khởi nghĩa đã diễn ra tại đình Hương Canh (Bình Xuyên).

Ngày 22/8/1945, lực lượng cách mạng và nhân dân huyện Yên Lạc tổ chức mít tinh chào mừng thắng lợi và ra mắt UBND cách mạng lâm thời huyện tại làng Yên Thư.
Dulichgo
Chiến khu cách mạng Ngọc Thanh (thị xã Phúc Yên) nằm ở vị trí bản lề giữa vùng rừng núi và vùng đồng bằng, án ngữ con đường giao thông huyết mạch giữa Vĩnh Yên – Phúc Yên với Thái Nguyên, Việt Bắc

Theo Anh Minh - Hồng Chung (Báo Vĩnh Phúc)
Du lịch, GO!