Làng nghề chạm bạc Ðồng Xâm có tên cũ là Ðường Thâm nằm ở bên hữu ngạn sông Ðồng Giang. Những ghi chép trong sách sử cho biết làng này hình thành vào cuối thời Trần - Hồ, cách đây hơn 600 năm. Đồng Xâm ngày nay thuộc xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

Tương truyền nghề chạm bạc Đồng Xâm đã có từ thế kỷ 15. Dân gian tương truyền, có một người đàn ông từ Châu Bảo Lạc (Cao Bằng) đi thuyền nan xuôi dòng, dừng bên bờ Trà Lý rồi truyền nghề chạm kim khí cho dân làng. Còn theo văn bia tại đền thờ tổ nghề chạm bạc, vào năm 1428, cụ Nguyễn Kim Lâu chính là người đã về đây truyền nghề cho dân, lập thành phường Phúc Lộc, theo mô hình, một trùm phường và 7 chi phường cai quản 7 hạng thợ với 149 người thuộc dòng họ Nguyễn, Triệu, Trần, Đinh, Vũ, Hoàng, Ngô, Đỗ…

Cách thành phố Thái Bình chừng 20 km về phía đông, làng nghề chạm bạc Đồng Xâm nằm nép mình bên hữu ngạn dòng sông Đồng Giang hiền hòa.
Dulichgo
Đến gần làng, bạn sẽ nghe văng vẳng đâu đó âm vang chạm khắc trong không gian yên bình của một đồng quê lúa bát ngát. Sau tiếng đục, tiếng hàn, là biết bao sản phẩm với hoa văn tinh xảo được làm nên từ đôi bàn tay khéo léo của những người nghệ nhân Đồng Xâm.

< Người nghệ nhân Đồng Xâm tỉ mỉ với sản phẩm của mình.

Âm thanh đặc trưng của làng nghề Đồng Xâm là những tiếng đục, đẽo của các thợ chạm khắc. Khắp những đường làng ngõ xóm âm thanh đó liên tục vang lên đủ để thấy không khí lao động sôi nổi của những nghệ nhân nơi này.

< Tác phẩm nghệ thuật tinh tế từ làng nghề kim hoàn Đồng Xâm.
Dulichgo
Thời kỳ hưng thịnh nhất của làng là các nghệ nhân từ Đồng Xâm tỏa ra 4 phương, để dải sự tài hoa trên khắp đất nước.

Vào thời Nguyễn, chính các nghệ nhân Đồng Xâm đã vào tận Huế để chạm trổ cung kiếm, đồ trang sức cho triều đình. Và cũng chính họ cùng các thợ bạc ở Châu Khê, Định Công lập ra phố Hàng Bạc ở Hà Nội ngày nay.

< Người nghệ nhân kim hoàn Đồng Xâm không chỉ là nam giới.

Cũng như nhiều nghề thủ công cao cấp khác, như đúc đồng, luyện kim… nghề kim hoàn mang lại thu nhập cao cho người thợ, kỹ thuật lại hết sức phức tạp, nên suốt mấy trăm năm, người Đồng Xâm luôn giữ bí mật nghề.

Đến nay, kỹ thuật này không còn là độc quyền của thợ Đồng Xâm nữa, nhưng một số thủ pháp kỹ thuật và nghệ thuật tinh xảo nhất vẫn được giữ bí truyền.

< Không dừng lại là những bức tranh nghệ thuật mà các nghệ nhân còn làm trang sức.
Dulichgo
Trải qua nhiều năm tháng chiến tranh thăng trầm cho đến thời bao cấp, làng nghề Đồng Xâm đã từng đình đốn, lao đao và chỉ đổi khí sắc khi bước vào cơ chế thị trường.

Mô hình kinh doanh hộ gia đình bắt đầu phát huy. Nhìn vào đồ bạc Đồng Xâm rất bắt mắt ở độ tinh xảo, khéo léo.

< Bức tranh phong cảnh được chạm trổ tinh tế bởi bàn tay nghệ nhân Đồng Xâm.

Hiện nay, sản phẩm thế mạnh của Đồng Xâm xoay quanh chất liệu đồng, nhắm vào phân khúc đồ thờ cúng (đỉnh, vạc, lư hương, các con vật thiêng trong tứ linh), đồ trang trí dây chuyền, hoa tai, nhẫn, châm, vòng, thánh giá, lắc và loại “hàng mỹ nghệ” được sản xuất hàng loạt theo công nghệ dập khuôn trước, thợ thủ công trạm trổ sau.
Về thẩm mỹ, các doanh nghiệp vẫn xoay quanh việc phát triển họa tiết hoa văn đánh vào nhóm người trung tuổi, có xu hướng hoài cổ.

Hàng chạm bạc Ðồng Xâm khác hẳn và nổi trội so với hàng bạc của các nơi khác ở các kiểu thức lạ về hình khối, dáng vẻ sản phẩm, ở các đồ án trang trí tinh vi mà cân đối, lộng lẫy mà nổi rõ chủ đề chính, ở thủ pháp xử lý sáng - tối nhờ tận dụng đặc tính phản quang của chất liệu bạc. Ðặc trưng của sản phẩm Ðồng Xâm là sự điêu luyện tế nhị và hoàn hảo tới mức tối đa. Có thể nói rằng tài năng và tính cẩn trọng của nghệ nhân bạc Ðồng Xâm đã và đang có thể đáp ứng được mọi yêu cầu sử dụng.  Nhờ vậy, sản phẩm Đồng Xâm không chỉ đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng khó tính mà cả những người am tường nghệ thuật.

< Dụng cụ thường dùng được nghệ nhân kim hoàn chạm trổ tinh xảo.

Hàng mỹ nghệ ở Đồng Xâm được sản xuất hàng loạt theo công nghệ dập khuôn trước, thợ thủ công trạm trổ sau nhưng có nhiều sự sáng tạo nên gây sự thích thú cho du khách.
Dulichgo
Không chỉ đơn thuần làm bằng bạc hay đồng, nhiều món đồ mỹ nghệ như lược, đũa, cốc, chén… còn kết hợp với các chất liệu khác như ngà, gốm, sứ, thủy tinh, và chỉ sử dụng đồng, bạc như họa tiết trang trí, tạo điểm nhấn cho sản phẩm.

Nếu có dịp đến Đồng Xâm vào ngày 1-5 tháng 4 âm lịch, bạn còn được hòa mình trong không khí sôi động của lễ hội đền Đồng Xâm với nghi lễ rước, tế linh đình, các trò chơi dân gian phong phú. Đây là dịp tưởng nhớ công ơn của ông tổ nghề chạm bạc Nguyễn Kim Lâu của những người thợ Đồng Xâm và là dịp để bạn chọn mua những kiệt tác tinh xảo được các nghệ nhân giỏi nhất của làng nghề làm ra từ vàng, bạc.

Làng hiện còn một am thờ và một tấm bia đá ở trong khu chùa Ðường (thôn Thượng Gia ngày nay). Ðó là một văn bia Tổ nghề (dựng năm 1689). Trên văn bia có ghi: "Hoàng triều Chính Hoà thập niên, Tổ phụ Nguyễn Kim Lâu (...) Bảo Long tụ lạc học nghệ, đáo Ðồng Xâm xứ kiến lập thập nhị phường kim hoàn truyền nghệ.

Theo Lên Đàng
Du lịch, GO!