(iHay) - Câu chuyện về một bà bán hàng nước ven sông Bạch Đằng được phong làm vua Bà và cây quếch cổ thụ hơn 700 tuổi tỏa bóng bên ngôi miếu thờ linh thiêng cuốn chân du khách khi đến với cụm di tích quốc gia đặc biệt bên dòng sông lịch sử này.

< Di tích miếu thờ vua Bà hướng ra dòng sông Bạch Đằng lịch sử.

Cụm di tích Bạch Đằng gồm đền thờ Trần Hưng Đạo và miếu vua Bà ở phường Yên Giang, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh, được công nhận di tích quốc gia đặc biệt vào tháng 4.2013.

< Cây quếch cổ thụ hơn 700 tuổi tương truyền là nơi vua Bà ngồi bán nước.

Bên dòng sông Bạch Đằng lịch sử là rừng cây sú, vẹt hoang sơ. Trong không gian tĩnh lặng, rợp bóng cây xanh, mái đền thờ cổ kính, rêu phong gợi lên sự linh thiêng và bao câu chuyện hào hùng thuở trước. Nơi đây gắn với những chiến công lẫy lừng của cha ông ta 3 lần đánh thắng giặc ngoại xâm phương Bắc, trong đó có trận chiến đại thắng quân Nguyên Mông năm 1288 của quân dân nhà Trần.

< Văn bia khắc ghi công lao của vua Bà.

Người dân địa phương vẫn khắc ghi câu chuyện về một bà bán hàng nước ven sông Bạch Đằng được phong làm vua Bà.
Dulichgo
Theo văn bia dựng trước cửa miếu thờ vua Bà, nơi đây xưa kia là bến đò Rừng, tương truyền dưới gốc cây quếch trên bến đò có bà bán hàng nước phục vụ khách qua sông.

< Cụm di tích rợp bóng cây xanh ven bờ sông Bạch Đằng.

Khoảng đầu năm 1288, Trần Hưng Đạo đã đến bến đò này nghiên cứu địa hình, chuẩn bị thế trận tiêu diệt đạo thủy binh quân Nguyên Mông.

Tại đây, Hưng Đạo vương đã được bà hàng nước nói cụ thể, chính xác lịch con nước và địa thế dòng sông, giúp bố trí trận địa cọc và chọn thời điểm quyết chiến.

< Cổng vào cụm di tích Bạch Đằng được công nhận di tích quốc gia đặc biệt năm 2013.

Sau trận Bạch Đằng đại thắng, Trần Hưng Đạo trở lại bến đò tìm bà để tạ ơn nhưng không thấy, chỉ thấy đống mối đùn lên rất to nơi bà ngồi. Cảm kích trước tấm lòng yêu nước của bà, Trần Hưng Đạo đã tâu với vua Trần phong bà làm vua Bà và cho lập miếu thờ tại nơi bà bán hàng bên gốc cây quếch.

< Đền thờ Trần Hưng Đạo cổ kính.

Dù đã hơn 700 năm nhưng cây quếch hiện vẫn còn xanh tốt, xum xuê tỏa bóng xuống sân miếu vua Bà. Miếu thờ linh thiêng nên người dân đến cầu quốc thái dân an. Về với mảnh đất này, mọi người có thể đắm mình vào một không gian bao la với di tích trầm mặc, cổ kính và khám phá những nét đẹp văn hóa độc đáo của cư dân miền biển.
Dulichgo
Hiện nay các nhà khoa học đã tìm thấy ba bãi cọc là một phần của trận địa cọc Bạch Đằng gồm: bãi cọc Yên Giang, bãi cọc đồng Vạn Muối, bãi cọc đồng Má Ngựa.

< Ven sông Bạch Đằng có một doi đất và rừng sú, vẹt um tùm. 2 nhà nghỉ chân được xây dựng để du khách vãn cảnh sông nước và gợi nhớ chiến công chống giặc ngoại xâm của cha ông.

Du khách còn có thể đến thăm hai cây lim cổ thụ giếng Rừng trên phố Ngô Quyền, trung tâm thị xã Quảng Yên.

Đến đây du khách có thể dừng chân nghỉ, uống nước chè xanh, ngắm cây lim, nghe nhân dân kể về câu chuyện xưa kia vùng Quảng Yên là rừng lim, táu, sến, Trần Hưng Đạo cùng quân dân vùng An Hưng xưa đã lấy gỗ cắm xuống sông Bạch Đằng tạo nên thế trận đánh thắng quân địch chỉ trong 2 tuần.

Theo Thành Trí (iHay.Thanhnien)
Du lịch, GO!