Đình Tân An tạo lạc tại ấp 1, xã Tân An, thị xã Thủ Dầu Một, gần chợ Bến Thế, thực chất đình có tên là Tương An Miếu (bảng hiệu ghi). Đình do dân của bốn xã: Tương Hiệp (Tương Bình Hiệp), Tương An (Tân An), Tương Hoà và Cầu Định (Định Hoà) đã chung sức lập vào năm 1820 để thờ Tiền Quân Cơ Nguyễn Văn Thành - một vị quan triều Nguyễn.

Ông Nguyễn Văn Thành sinh năm 1757, gốc người Thừa Thiên, cha là Nguyễn Văn Hiền, ông Hiền vào ngụ ở đất Gia Định, thời nhỏ ông cùng cha theo Nguyễn Anh chống nghĩa quân Tây Sơn được phong làm cai đội, sau lên đến chiếc khâm sai, tiền quân chưởng cơ. Khi Nguyễn Anh lên ngôi ông được liệt vào hàng đệ nhất công thần, rồi được Vua cử làm tổng trấn Bác Hà… sau đó là làm tổng tài trong việc soạn Bộ luật Gia Long.

Ông cũng được phân làm các tướng sĩ bỏ mình vì cuộc chiến với quân Tây Sơn, dịp này ông đã soạn văn tế trận vong tướng sĩ rất nỗi tiếng. Năm Đinh Sửu (1817) ông phải uống độc dược tử vì con ông là Nguyễn Văn Thuyên làm một bài thơ và bị nịnh thần tâu Vua là ông và con  có ý làm phản, thế là Nguyễn Văn Thuyên bị chém còn ông thì bị Vua bức tử.

Đình Tân An lúc đầu chỉ là mấy gian nhà ngói đỏ, sau đó tiên tổ dòng họ Nguyễn - mà ông Nguyễn Tri Quan là hậu duệ, đã đứng ra trùng tu một cách quy mô, tổng diện tích là 1.3875.35m2. Hiện tại, nhà ông Quan có giữa sắc thần của đình, sắc này do vua Tự Đức phong và họ Nguyễn này được xem là tiền hiền. Dulichgo

Về qui mô kiến trúc, công trình được làm toàn gỗ sao đốn từ khu rừng cạnh đình theo kiễu chữ tam, còn gọi là lối sắp đọn (từ cổ đọi là cái tô, cái bát), dân gian gọi là đình ba nóc. Tất cả đều theo kiểu nhà xuyên trính, hai mái, hai chái, toàn bộ có 40 cây cột, hành lang rộng có 30 cây cột đúc vôi gạch.

Chung quanh đình có xây thành tường, có ba cửa vào, hai cửa hai bên đều có cây mọc hai bên, loại cây đa, có rễ phủ bọc quanh cột cổng đình. Các công chính của đình xây lối cổ lầu, bên phải công chính có miếu thờ sơn quân mãnh Hổ, thờ tiền sư với thổ công. Miếu bên trái thờ Bạch mã thái giám và ngũ phương Thổ địa. Qua hai miếu này là sân khấu với nhà võ ca, nơi bá tánh ngồi xem hát mỗi khi có hát đình. Từ ngoài vào trong đình là nhà tiền tế rồi đến nơi đặt hương án tế thần, có tất cả 13 án thờ.

Tại nhà tiền tế có nới để đọc chúc, đọc văn tế khi cúng đình, trước cửa vào điện là hai làng lỗ bộ, đấy là những nghi trượng tiêu biểu cho quyền uy của thần, gồm có: tay văn, tay võ, búa, đao, chuy trượng và những tấm bài đề hai chữ hội tị để mỗi khi rước thần người hai bên đường đi phải né tránh thể hiện sự tôn nghiêm, tôn kính đối với thần.

Vào điện thờ chánh tâm, là một ngôi nhà có tường bao quanh, có một cửu chính và hai cửa bên, bàn thờ chính ở giữa có đề chữ thần lớn, hai bên là tả ban, hữu ban, hai vị hỗ trợ cho thần chính. Sau chánh tẩm là nhà hậu bối có đặt bàn thờ, tại đây còn giữ được bộ ván xưa bằng cây danh mộc, hai bên có nhà kho tiếp là nhà bếp.

Hai bên chánh điện có hai dãy nhà dùng làm nhà khách, mỗi khi có lễ thì nơi đây dùng để tiếp và đãi khách. Trong chánh điện có bốn áng thờ: ở giữa là ánh thờ vị chánh thần được sơn son thiếp vàng, có độc lư, hai chân đèn bằng đồng; hai bên có cặp hạc đứng trên lưng rùa, hai bên áng là đôi lọng vàng… bức thờ là một chữ Thần lớn đắp nỗi, thiếp vàng, không có bài vị, hai bên bức thờ là cặp đối (Cặp đối này do quan tri phủ, lãnh chức án sát sứ Nguyễn Duy Doãn phụng cúng vào năm Canh Tuất -1850):

Gia cảnh thiên quân thiệu thuật tự thừa nhất thống,
Long hưng mệnh chủ trị bình đức thống thiên thu.

Hai câu đối này người viết có ý liệt kê niên hiệu các vua đầu triều Nguyễn, thế nhưng nếu căn cứ mặt chữ chúng ta có thể tạm dịch như sau: Cảnh nước thịnh đẹp, bậc minh quân nên nối dòng thống nhất. Quốc gia hưng thịnh, người nắm vận mệnh trị bình phải giữa đức sẽ được hưởng ngàn năm.

Lạc khoản bên phải đề.Bính Dần niên, trọng đông nguyệt, bổn thôn hương chức đồng tái tu. Tạm dịch: Hương chức trong thôn cùng sửa chữa và năm Bính Dần (1866) tháng 11.Bên trái ghi: At vị niên, bát nguyệt thị thật bát nhật tạo. Nghĩa: ngày 28 tháng 8 năm ất vị (1895), người cúng là cai tổng Nguyễn Văn Hy.Hai bên áng thờ thần chính là hương áng thờ tả ban và hữu ban. Hai hương áng kế tiếp thờ các vị tiền hiền và hậu hiền. Các áng thờ và liễn đối, hoành phi ở hội đồng nội và hội đồng ngoại.

Đình Tân An còn giữ được lối kiến trúc truyền thống, toạ lạc tại một nơi có khung cảnh đẹp lại còn giữ được sắc thần, vị thần đình nguyên được tặng là: Bảo An Chánh Trực Hữu Thiện Chi Thần, được vua Tự Đức gia tăng là Bảo An Chánh Trực Hữu Thiện Đôn Ngưng Chi Thần”.

Lễ chánh tế của đình Tân An thường diễn ra ba năm một lần vào các năm: Tí Ngọ, Mẹo, Dậu và tổ chức vào các ngày 14, 15, 16 tháng 11 âm lịch có tổ chức hát bội. Trong lễ chánh tế có giết heo, heo tế và heo cơm.

Đình Tân An mang đậm tính chất của đình làng Việt Nam, còn bảo tồn được các tập tục thờ cúng và có phong cách kiến trúc độc đáo. Đình là một di tích lịch sử - văn hoá kiến trúc nghệ thuật và danh lam thắng cảnh. Đặc biệt, đình còn lưu giữ sắc phong của vua Tự Đức.  Trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước, đình Tân An là nơi hoạt động cách mạng của địa phương.

Đình được công nhận di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh theo Quyết định số 3875/QĐ-UB ngày 02/6/2004.

Theo SVHTTDL Bình Dương
Du lịch, GO!