Di tích núi Bài Thơ là một ngọn núi đá vôi cao 106m nằm ở trung tâm thành phố Hạ Long, kề ngay bên vịnh Hạ Long, nhìn xa trông như một toà lâu đài khổng lồ với ba ngọn tháp nhấp nhô trên những bức tường thành kiên cố. Đó là núi Bài Thơ.

< Núi Bài Thơ.

Nằm ở trung tâm thành phố Hạ Long, núi Bài Thơ là một di tích có giá trị văn hoá lịch sử quan trọng. Trước kia núi có tên gọi là núi Truyền Đăng. Đến tháng 2 năm 1468, nhân một dịp đi kinh lý vùng Đông Bắc, cảm hứng trước cảnh đẹp thần tiên của Vịnh Hạ Long vua Lê Thánh Tông đã làm một bài thơ và cho khắc vào vách núi phía Nam. Từ đó núi có tên là núi Đề Thơ, sau được gọi là núi Bài Thơ.

< Đường lên núi Bài Thơ xuống cấp khá nhiều.

Năm 1729, nhân dịp duyệt thủy quân trên Biển Đông, chúa Trịnh Cương đã là một bài thơ họa lại bài thơ của vua Lê Thánh Tông và cho khắc ngay gần đấy.

< Dây leo và cây bụi chằng chịt mọc gần hết lối đi.

Leo núi Bài Thơ là một thú vui hấp dẫn. Đứng trên đỉnh núi Bài Thơ, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước quanh cảnh kỳ vĩ của vịnh Hạ Long, xa xa là biển nước xanh mênh mông, đảo đá nhấp nhô điểm xuyến những con thuyền, con tàu nhỏ xíu.

< Lối đi bị nhà và phế liệu chắn ngang, cây bị chặt chết khô chắn đường khiến cho việc đi lên rất khó khăn.

Nhìn lên cao là trời mây lồng lộng, xung quanh là cỏ cây hoa lá với tiếng chim hót ríu rít thật thanh bình. Núi Bài Thơ – một di tích danh thắng nổi tiếng của Hạ Long.

Với chiều cao, lại nằm ở trung tâm thành phố, sát mép biển trực tiếp nhìn ra Vịnh Hạ Long, núi Bài Thơ là một tượng đài tự nhiên hùng vĩ cho phép thỏa mãn tất cả các nhu cầu về thẩm mỹ đối với tổng thể cảnh quan Vịnh Hạ Long.

< ... và di tích núi Bài Thơ bây giờ rở thành chốn... chăn dê!

< Rêu phong, ẩm thấp...

Những bài thơ bất hủ ở chân núi phía Nam, sự tích Truyền Đăng Sơn, đền thờ Trần Quốc Nghiễn, vị trí treo cờ Đảng, nơi đặt còi báo động, các hang sơ tán thời chiến... tạo thành một cụm di tích với những yếu tố lịch sử gắn liền với tên gọi núi Bài Thơ có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch.

< Với nhiều rác rưởi...

Chợ Hạ Long I, chùa Long Tiên, các khu phố thương mại, ẩm thực ở khu vực trung tâm thành phố là những điều kiện hỗ trợ có hiệu quả cho việc thu hút du khách đến với các hoạt động tham quan núi Bài Thơ.
< Bia đá trên đỉnh núi bị gạch xóa chi chít đến nỗi không đọc được các dòng chữ ghi lại chứng tích lịch sử đề ở trên.

< Bảng đá di tích này cũng không tránh khỏi sự 'tàn sát' của người kém ý thức.

Vậy nhưng do không được ứng xử đúng văn hóa nên khu di tích từng được vua Lê Thánh Tông đề thơ đang bị xuống cấp nghiêm trọng, trở thành nơi... chăn thả dê.

Cạnh đây là môt số hình ảnh phóng viên Dân Việt ghi nhận.

< Tường bị gạch xóa, vẽ bậy linh tinh.

< Trông sơ không khác gì một chốn nhà hoang.
Ở TP HCM: nằm mơ cũng không có được một thắng cảnh biển núi của thiên nhiên đẹp tuyệt vời như thế này. Vậy mà tại đây, có lẽ do thừa mứa cảnh đẹp nên người ta không cần phải quan tâm?
Tiếc cho một di tích...

Du lịch, GO! - Theo Dân Việt, Lao Động.