Chủng viện thừa sai Kon Tum nằm tại số 56, đường Trần Hưng Đạo, thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum, cách chợ Kon Tum khoảng 15 phút đi bộ. 
Chủng viện thừa sai là nơi dành riêng cho những ai muốn trở thành linh mục. Thời gian tu ở đây là 6 năm tiểu học, 4 năm trung học, 4 năm học thần học rồi thì mới trở thành linh mục.

Chủng viện Thừa Sai Kon Tum hay còn được gọi bằng tên gọi khác là Tòa giám mục Kon Tum do đức cha Marital Junrin Phước - người sáng lập hội Thừa Sai Kon Tum được cho xây dựng từ năm 1935 đến năm 1938 thì hoàn thành.

< Mặt chính của Chủng viện.

Cha là người Pháp theo dòng thừa sai (sai thì đi đâu đó) lập ra để dạy bảo tín đồ khi sai đi đâu thì đi đó và phục vụ. Chủng viện mang phong cách kiến trúc Pháp và kiểu dáng nhà rong của dân tộc Tây Nguyên, nhân công là những người Việt sống tại Kon Tum.

< Chủng viện có kiến trúc và kiểu dáng hết sức độc đáo.

Trước năm 1975, phía trước chủng viện là nghĩa trang. Người xây dựng có ý muốn nhắc nhở các tu sĩ rằng trước mặt họ là cõi chết để họ dốc lòng vào việc tu hành và làm nhiều đieu tốt cho mọi người.

< Đường vào Chủng viện nhìn từ bên trong ra.

Các cha xứ giảng đạo cũng là những người dân tộc và được đào tạo trong dòng thừa sai. Cha xứ giảng dạy bằng tiếng Ba Na để người đồng bào có thể nghe và hiểu cũng như thực hiện những quy định của đạo giáo đưa ra. Vào thờ đó có 200 chủng sinh tu tại đây nhưng sau năm 1975 chủng viện ngưng hoạt động.

< Cối giã gạo bằng gỗ của người bản địa trưng bày tại khuôn viên của Chủng viện.

Hiện nay, nơi đây chỉ dành cho các cha ở. Vào những ngày lễ lớn, các cha sẽ đến làng cử hành Thánh lễ và lo tổ chức lễ mừng phục sinh và giáng sinh.

< Gùi và bầu đựng nước là các vật dụng sinh hoạt thường ngày của người bản địa trưng bày tại khuôn viên của Chủng viện.

Tại sao ở Kon Tum lại có dòng thừa sai? Tại sao ở Kon Tum lại có nhà thờ của người Ba Na? Rất dễ hiểu vì khi người Pháp đến Việt Nam thì người dan đồng bằng đã có tôn giáo riêng của mình và hầu như tất cả đều theo Phật giáo.

< Có những hàng tượng đá được khắc hình người hết sức độc đáo.

Họ không thể nào lôi kéo người dân theo đạo của mình được nên lên những vùng cao xa xôi và hẻo lánh, nơi mà người dân không theo một đạo nào chính thống mà chỉ thờ cúng đa thần, để việc truyền đạo dễ hơn. Hơn thế nữa, vùng đất Tây Nguyên lại được người Pháp coi như “nóc nhà của Đông Dương” và đặt nền thống trị. Do đó các cha truyền đạo đã đi đến nơi đây để có thể truyền đạo một cách dễ dàng hơn.

< Một lối đi lên tầng của Chủng viện.

Qua cổng bảo vệ, bước vào bên trong chủng viện hai bên là những hàng bông sứ rất đep. Tòa chủng viện dài 100 mét, cao 3 tầng. Chủng viện Thừa Sai là sự kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc phương Tây với kiến trúc dân tộc bản địa truyền thống. Vật liệu chính xây dựng Chủng viện được làm bằng những loại gỗ quý hiếm của núi rừng Kon Tum, có độ bền cao với thời gian. Từ mộng lắp ghép đến các hoa văn trang trí phù hợp với chức năng của từng phòng, thể hiện nét tài hoa, sắc sảo của bàn tay người thợ.

Tầng trên để thờ, tầng giữa để nghỉ ngơi, tầng trệt để xe. Gian giưa của chủng viện có phòng trưng bày về lịch sử truyền giáo tại Kon Tum từ năm 1848. Nơi đây có tất cả hiện vật đồ cổ, những tượng gỗ dựng cảnh sinh hoạt của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, những công cụ của người xưa, những tấm ảnh chụp từ những năm 1912 - 1913 trắng đen về cảnh Tây Nguyên xưa.

< Hành lang trên lầu hai của Chủng viện.

Có thể nói phòng trưng bày truyền thống này có thể ví như một bảo tàng thu nhỏ về đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số chính đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Kon Tum như: dân tộc Ba Na, dân tộc Xơ Đăng...

< Bên trong phòng trưng bày trên tầng hai của Chủng viện.

Với cảnh quan đẹp, yên bình, kiến trúc độc đáo, lưu giữ nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa bản địa, Chủng viện Thừa Sai thực sự là điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách gần xa, là địa điểm thu hút số lượng lớn du khách đến tham quan, đặc biệt là du khách quốc tế khi đến Kon Tum, đến với vùng đất ngã ba Đông Dương, yên bình và mến khách này.

Sau khi liên hệ tại văn phòng giám mục, mặc dù đi một đoàn hay chỉ đi một mình thì cũng sẽ có người thuyết minh. Chủng viện đóng cửa vào ngày thứ 3, còn lại mở cửa đón khách tham quan tất cả các ngày trong tuần.

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Infonet, Saigontoserco