Từ xa xưa, vào mỗi độ đầu năm mới, khi nhắc đến vùng đất giáp ranh giữa 2 huyện Đông Sơn và Triệu Sơn (Thanh Hóa), người ta có câu cửa miệng: "Chết bỏ con bỏ cháu, sống không ai bỏ mùng 6 chợ Chuộng".

< Chợ Chuộng nằm ở một địa thế khá đẹp, là dải đất rộng ven sông Hoàng, nơi giáp ranh giữa 3 huyện Đông Sơn, Thiệu Hóa và Triệu Sơn.

Năm nào cũng vậy, cứ vào ngày mồng 6 Tết Nguyên đán, hàng ngàn người dân xứ Thanh lại nô nức kéo nhau đi dự phiên chợ Chuộng ở xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa), để được thưởng thức những màn ném cà chua, ném trứng… mong có một năm làm ăn thuận buồm xuôi gió.

< Năm nay tiết trời tại Thanh Hóa khá lạnh giá và có mưa phùn, tuy nhiên không vì thế mà chợ Chuộng thưa thớt người. Từ sáng sớm, phiên chợ đã tấp nập người ra vào, cảnh già trẻ, gái trai… nối đuôi nhau vào chợ cho thấy phiên chợ này thu hút người tham gia như thế nào.

Đó là một nét truyền thống độc đáo của người dân sống ven sông Hoàng thuộc xóm Giang của xã Đông Hoàng (Đông Sơn), trong suốt bao nhiểu năm qua.

< Lễ hội thu hút đông đảo thanh niên đến tham dự.

Trò “có một không hai” này có từ bao giờ không ai biết, cũng không ai rõ, chỉ biết rằng vào ngày mồng 6 Tết âm lịch, hàng ngàn người dân lại kéo nhau về đây để được “đánh nhau” chí tử với những màn ném cà chua, ném trứng gà…

< Chợ Chuộng (ở xóm Giang, xã Đông Hoàng, Đông Sơn, Thanh Hóa), cạnh sông Hoàng. Từ sáng sớm, thuyền từ các nơi đã tấp nập đổ về.

Với người dân nơi đây, đến tham gia phiên chợ Chuộng đầu năm họ sẽ trút bỏ những xui xẻo và gặp được nhiều may mắn trong năm mới. Cũng vì vậy, mà ông bà xưa vẫn truyền miệng nhau: “Chết bỏ con, bỏ cháu/Sống không ai bỏ mồng 6 chợ Chuộng”.

< Cà chua được xem là “vũ khí” để tấn công các du khách đến tham dự. Theo quan niệm, nếu ai bị trúng nhiều “đạn” nhất, người đó sẽ gặp được nhiều may mắn trong cả năm.  Chợ không buôn bán những hàng hóa đắt giá, chỉ bán những đồ ăn dân dã, đặc biệt thứ hàng hóa không thể thiếu trong chợ Chuộng là cà chùa và trứng gà - “nguyên liệu” chính dùng để “choảng nhau” cầu may dịp đầu năm.

Họ tâm niệm, nếu ai bỏ lỡ phiên chợ Chuộng thì cả năm ấy làm ăn thất bát, gặp nhiều rủi ro. Như thành một phong tục, cứ mồng 6 Tết, già trẻ, gái trai khắp nơi trong vùng lại tìm đến chợ Chuộng để cầu may. Con cháu ở xa về ăn Tết vẫn thường nán lại đi phiên chợ.

< Anh Thanh, một người bán hàng tại đây cho biết, lượng hàng bán ra rất chạy, chủ yếu là cà chua. Theo đó, cà chua có giá từ 10.000-15.000 đồng/túi/kg.

Về nguồn gốc của phiên chợ Chuộng, cụ Thành, một cao niên xã Thiệu Lý (Thiệu Hóa), kể lại: "Vào thời Lê, đúng vào ngày mồng 6 Tết, có một vị tướng bị giặc đuổi chạy qua đây. Để tránh bị địch phát hiện, vị tướng ra lệnh quân sĩ cùng dân làng họp chợ.

Khi quân địch đến tưởng đó chỉ là một phiên chợ quê bình thường, không đề phòng, cảnh giác. Lúc vị tướng phát lệnh dân làng tấn công, quân địch bất ngờ không kịp trở tay và bị giết sạch. Và cũng từ đó, cứ mồng 6 Tết người dân lại nô nức đến chợ để tưởng nhớ vị tướng có công giúp dân giết giặc".

< Sự háo hức của các thanh niên (trai làng) tham dự lễ hội. Bất kỳ một ai cũng có thể trở thành nạn nhân của những trận mưa đạn cà chua. Có một chuyện lạ kỳ, độc đáo ở phiên chợ Chuộng xứ Thanh, chỉ họp ngày mồng 6 Tết âm lịch hàng năm hễ đánh nhau thì năm ấy mùa màng bội thu, phát đạt. Tuy nhiên, năm nay các vụ đánh nhau bị ngăn chặn để đảm bảo an toàn cho du khách.

Đấy chính là lý do hàng năm tại phiên chợ này phải có màn xô xát, choảng nhau giữa các nhóm thanh niên làng thì chợ mới thực sự có ý nghĩa. Khi chợ bắt đầu khai hội, từng tốp thanh niên cả nam lẫn nữ của làng này, tập trung thành từng nhóm, trên tay cầm những túi cà chua, trứng thối ném vào những tốp thanh niên của làng khác.

< Một túi “vũ khí” đang bị bỏ rơi dưới đất.

Có mặt tại đây vào đúng ngày này, mọi người được cười vỡ bụng trong “trận chiến” đẫm cà chua và trứng thối, những màn rượt đuổi nhau ngoạn mục như trong phim. Thế nhưng đấy là chuyện của cách đây nhiều năm về trước, còn hiện nay chợ Chuộng đã không còn giữ được nét văn hóa độc đáo đó nữa, nó đã bị biến tướng theo thời gian.

< Lực lượng công an và dân phòng xã làm việc rất tích cực để bảo vệ an ninh lễ hội. Do vậy, năm nay các vụ đánh nhau bị ngăn chặn để đảm bảo an toàn cho du khách dù có một điều kỳ lạ là hễ đánh nhau thì năm ấy mùa màng lại... bội thu, phát đạt. 

Có những năm đi chơi chợ Chuộng, đôi khi chúng ta thấy những cảnh trả thù nhau công khai giữa thanh niên làng này với làng khác. Những trận “quyết chiến” sứt đầu, mẻ trán cũng đã xảy ra.

< Cụ Tâm, 80 tuổi, một người dân đến bán hàng tại lễ hội cho biết: “Ngay từ thuở nhỏ, tôi đã được tham dự lễ hội. Đây là lễ hội rất ling thiêng, đem lại may mắn cho mọi người đến tham dự”.

Một người dân cho biết: “Trước đây thanh niên, trai trẻ đi chơi chợ ngày xuân vui lắm, chứ không như sau này, họ đi chợ mang theo dao kiếm, mã tấu nhìn mà thấy sợ. Đi chợ mà như thế chắc không còn ai dám đi nữa”.

< Đặc sản bánh đa gấc, bánh cuốn của chợ Chuộng.

Điều đặc biệt của phiên chợ này là năm nào phiên chợ có... đánh nhau càng to thì năm đó nhân dân trong vùng sẽ càng gặp nhiều may mắn. Bởi vậy, ngay từ chiều mùng 5 Tết, nhiều người dân, nhất là lớp thanh niên trong vùng đã đi chặt gậy tre về làm vũ khí. Mỗi làng thường có từng nhóm thanh niên 20 - 30 người tụ tập cùng nhau đi chợ và sẵn sàng... chiến đấu.

< Bên cạnh sự thành công của lễ hội thì vẫn còn đó những hạt sạn như tình trạng bói toán, cờ bạc vẫn đang tồn tại công khai.

Trải qua thời gian, những truyền thống tốt đẹp của chợ Chuộng đã dần mai một. Ngày nay chuyện đánh nhau không còn là một hình thức tượng trưng mà đã là dịp "hợp pháp" hiếm có để các nhóm thanh niên có tư thù trả thù nhau. Do đó những năm gần đây đã có nhiều vụ đánh nhau gây thương tích nặng tại phiên chợ.

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Infonet, Baomoi