đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi có một người không học hàm, học vị nhưng là "địa chỉ đỏ" để các nhà nghiên cứu về lịch sử biển đảo tìm đến. Ông là Phạm Thoại Tuyền, người lưu giữ nhiều hiện vật liên quan đến chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và các hiện vật văn hóa về đảo Lý Sơn của Việt Nam.

< Ông Phạm Thoại Tuyền, người lưu giữ nhiều câu chuyện lịch sử và các hiện vật về chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam.

Phạm Thoại Tuyền là là hậu duệ dời thứ 5 của Chánh đội thủy quân suất đội Phạm Hữu Nhật. Năm 1836, vâng mệnh vua Minh Mạng, ông Phạm Hữu Nhật, Chánh đội trưởng thủy quân suất đội của triều đình nhà Nguyễn đã đem binh thuyền đi cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền lãnh thổ trên quần đảo Hoàng Sa. Trong một lần công cán ở Hoàng Sa ông đã hy sinh và được nhà Nguyễn sắc phong là Thượng đẳng thần.

< Ông Phạm Thoại Tuyền bên ngôi mộ gió ông Chánh đội trưởng thủy quân suất đội Phạm Hữu Nhật.

Tên của ông được đặt cho một hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa. Trong các bộ chính sử ghi rất rõ về công lao to lớn của ông Phạm Hữu Nhật trong việc xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

< Các thẻ bài của quan thủ từ (quan chuyên quản lý giấy tờ của đội Hoàng Sa) được quan át sát tỉnh Quãng Ngãi cấp, được ông Phạm Thoại Tuyền sưu tầm và lưu giữ.

Nghe danh rằng ở ngôi nhà ông có một bảo tàng nhỏ với hơn 1000 hiện vật về văn hóa Lý Sơn và Hoàng Sa nhưng khi được diện kiến, chúng tôi thấy rằng, chính bản thân ông Tuyền mới là một bảo tàng thực sự. Như một nhà nghiên cứu lịch sử, ông Tuyền giảng giải cho chúng tôi nghe quá trình đi mở biển của cha ông.

< Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã trao tặng ông Phạm Thoại Tuyền tấm họa đồ An Nam Đại Quốc khẳng định chủ quyền lâu đời của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Năm 1836, vua Minh Mạng sai người vãng thám Hoàng Sa mang theo cột mốc đánh dấu chủ quyền đặt lên quần đảo này.

< Một bức tượng Phật mang phong cách văn hóa Chăm được làm bằng chất liệu đá núi lửa của Lý Sơn mà ông Tuyền sưu tầm được.

Những người vâng mệnh tới Hoàng Sa ngày ấy chính là tổ tiên của ông. Họ đã đo đạc thủy trình, trồng cây, thu lượm hải vật, và đặc biệt là trồng cột mốc trên đảo.

< Ông Phạm Thoại Tuyền còn sưu tầm lưu giữ hơn 1000 bài nghiên cứu lịch sử, bài báo liên quan đế chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam.

Những người chẳng may qua đời trong hải trình giữ đảo được con cháu hương khói truyền đời. Vì thế mà ngày nay ở Lý Sơn vẫn còn đó những ngôi mộ của người đã khuất và đền thờ miếu mạo tôn vinh công trạng của họ.

< Ông Phạm Thoại Tuyền còn sưu tầm lưu giữ hơn 1000 bài nghiên cứu lịch sử, bài báo liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam.

Trò chuyện với ông mới biết, người Lý Sơn ai cũng có hai chữ biển đảo ở trong máu thịt. Ông Tuyền bảo: “ Lý Sơn chúng tôi có câu thành ngữ “Biển năng canh, ruộng năng hành” nói về nghề biển cũng như những nghề khác. Đi biển phải đi nhiều mới thạo nghề cũng giống như làm ruộng phải siêng làm thì mới giỏi việc. Đâu phải bây giờ ta mới thấy biển đảo là quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước, bảo vệ chủ quyền, ông bà ta xưa kia đã thức ngộ điều đó từ trong lịch sử rồi”. Chính vì lẽ đó, ông đã cần mẫn sưu tầm những cổ vật, kỷ vật liên quan đến biển đảo để lưu truyền lại cho đời sau.

< Một bài báo mà ông tâm đắc đăng trên báo Nhân dân năm 1979.

Đời người hữu hạn, ông Tuyền đã từng muốn hiến tặng nhiều đồ vật, cổ thư cho các bảo tàng có uy tín để cất giữ và trưng bày nhưng chưa có cơ hội. Ông hiện có một hiện vật quý làm bằng ngà voi có tên là “Phạm tôn tín ký”. Đây là kỷ vật minh chứng dòng họ Phạm trong lịch sử từng được rạng danh và có chức sắc, có công trạng. Ông bình luận: “Lý Sơn là hải đảo xa xôi, không hiểu sao lại có mặt những đồ vật quý hiếm như thế. Hơn nữa, còn có cả các văn bản phong thần của vua Gia Long cho những người có công chinh phục Hoàng Sa trong đội hùng binh ngày xưa. Các thẻ bài, chứng chỉ còn lại cho thấy điều đó. Phải chăng trong lịch sử, Lý Sơn từng giữ vai trò đặc biệt hiểm yếu trong quân sự biển đảo Việt Nam”.

< Những hiện vật gốm ở các tàu đắm ven đảo Lý Sơn mà ông Tuyền sưu tầm được.

< Ông Phạm Thoại Tuyền sưu tầm được tượng đồng đúc chân dung người chỉ huy Hải đội Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn.

Sở hữu gần 1.000 mẫu vật sưu tập về văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chăm như các loại gốm, hiện vật đồng… cùng hàng ngàn tư liệu quý về Hoàng Sa và Trường Sa, ông Phạm Thoại Tuyền giờ đây chỉ mong mỏi những chứng tích lịch sử quý giá này sẽ lên tiếng. Câu chuyện của chúng tôi cứ trôi đi trong tiếng sóng biển ầm ào vỗ về từ Hoàng Sa. Hình như, lịch sử biển đảo của cha ông ngàn năm tụ cả về ở không gian này.

Du lịch, GO! - Theo Thông Thiện, Việt Cường (BĐVN)