Tôi thật sự ấn tượng khi lần đầu tiên chứng kiến cách dựng cũng như chất liệu làm nên những ngôi nhà này vào năm 2004 khi 20 người thợ dân tộc Hà Nhì từ xã Y Tý (huyện Bát Xát, Lào Cai) về Hà Nội trình tường những ngôi nhà của dân tộc mình tại khuôn viên của Bảo tàng Dân tộc học.

< Dịp cuối năm (nhất là tháng 12 âm lịch) đến Lao Chải sẽ chứng kiến nhiều gia đình trong thôn làm nhà mới để ăn tết và đón năm mới. Sau khi gia cố móng, người ta lấy khung gỗ làm khuôn, đổ đất và nện chặt làm tường nhà.

Sau gần hai tháng thi công, nhà ở và tổ hợp chuồng ngựa, chuồng trâu cùng các địa điểm thờ cúng làm theo nguyên mẫu từ thôn Lao Chải hiện là điểm nhấn cho bộ sưu tập nhà ở của đồng bào dân tộc ít người tại khuôn viên bảo tàng này...

< Ngoài khuôn gỗ để định hình, công cụ trình tường đất còn lại chỉ là chày và vồ đều bằng gỗ. Đất trình tường không có gì đặc biệt, được lấy ngay cạnh nền nhà.

Đó là “vương quốc” của gần 100 căn nhà trình tường trông xa giống như những cây nấm khổng lồ mọc bên sườn núi với độ cao trên 2.000m ở thôn Lao Chải, phía bắc huyện Bát Xát (Lào Cai). Đến đây, người ta như lạc vào thế giới trình tường của người Hà Nhì đen với những huyền thoại như "trâu bò húc vào tường không rung rinh, đạn AK bắn gần không thể thủng"...

< Chiều ở vùng biên giới đầy hơi lạnh càng làm những ngôi nhà xinh xắn, thiết kế riêng biệt không lẫn vào đâu được nằm lưng chừng thung lũng mờ ảo đẹp và hư vô đến khó tin.

Quần cư trong một thung lũng vùng biên giới, những ngôi của người Hà Nhì trông cục mịch như những cây nấm mọc trên sườn núi, nơi thường được chọn để dựng nhà. Nếu nhà trình tường của người Dao, người Mông ở các nơi có hình chữ nhật thì nhà của người Hà Nhì gần như hình vuông với chiều rộng 4 sải tay, chiều dài 4,5 sải tay của gia chủ, cao chừng 5m.

< Để làm móng cho tường nhà, người Hà Nhì phải chọn loại đá núi bằng phẳng ở các con suối, khe sâu. Móng được đặt ngay trên mặt đất bằng mà không phải đào sâu xuống lòng đất như ở dưới xuôi xây nhà, sau đó chọn ván khuôn đặt xuống nẹp lại cho chắc như ta đổ bêtông.
< Nhà thường được kết cấu hình chữ nhật, có một cửa chính và cửa tò vò thông gió ở trên cao, không có cửa sổ.

Diện tích trung bình mỗi ngôi nhà dao động 65-80m2 với một cửa ra vào chiều cao không quá đầu người, rộng chừng 80cm, thêm một "cửa tò vò" thông gió ở trên cao. Tường nhà được nện bằng đất rất dày, 30-40cm. Mái nhà được lợp bằng gỗ hoặc cỏ tranh theo hình tròn hoặc hình chóp lợp cỏ, địa y mọc xanh rờn trên mái.

< Bên trong nhà của người Hà Nhì, đồng bào còn làm thêm một bức tường phụ cũng bằng đất nện chạy song song tường chính cách cửa ra vào 1-2m. Sau bức tường phụ này là bếp và giường ngủ của người làm chủ gia đình.

Từ tháng 8 đến 12 âm lịch trong năm là mùa trình tường của  người Hà Nhì để ăn tết và đón năm mới. Đây cũng là khoảng thời gian mùa vụ đã xong, lại làm nhà bởi tường trình bằng đất nên phù hợp mùa khô.

< Ngôi nhà trình tường hai tầng duy nhất ở Lao Chải trước đây được dùng làm UBND xã Ý Tý bây giờ đang được Phân hiệu Lao Chải (Trường Tiểu học Ý Tý) sử dụng.
< Nhưng chủ nhân tương lai của “vương quốc” trình tường.

Tường nhà được trình rất công phu, quan trọng nhất là làm khuôn thẳng, chuẩn. Đất được đổ vào khuôn và đầm bằng chày gỗ cho chặt và chắc làm sao khi rút khuôn ra đất thành hình vuông thành, sắc cạnh. Công đoạn tiếp theo người Hà Nhì dùng táp làm cho mặt tường phẳng và bóng.
< Buổi trưa bên bậu cửa ngôi nhà trình tường của anh Sì Xe Phả. Cuộc sống thường nhật của những người dân tộc Hà Nhì đen như bố con anh Phả dễ bắt gặp khi lên thăm “vương quốc” trình tường Lao Chải.

Nếu là người ưa khám phá, thôn Lao Chải (Ý Tý) là điểm du lịch mới có thể ghé thăm từ Sa Pa qua những địa danh Tả Giàng Phìn, Pa Cheo, Bản Xèo, Mường Hum, Sáng Ma Sáo, Dền Sáng, Ngải Chồ... Cung đường với hơn 120km nép mình trong mây ngàn, thoắt ẩn thoắt hiện giữa lưng trời, chơi vơi quanh những dãy núi hùng vĩ đệ nhất địa đầu Tây Bắc.

Du lịch, GO! - Theo DulichTuoitre