Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và cách thành cổ Trà Kiệu khoảng 20 km, là tổ hợp bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi.

Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.
Từ năm 1999, thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban di sản thế giới theo tiêu chuẩn C (II) như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn C (III) như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất.

Mỹ Sơn có lẽ được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ 4. Trong nhiều thế kỷ, thánh địa này được bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ và đã trở thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam. Ngoài chức năng hành lễ, giúp các vương triều tiếp cận với các thánh thần, Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chămpa và là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều quyền lực. Những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi dấu thời đại vua Bhadravarman I (Phạm Hồ Đạt) (trị vì từ năm 381 đến 413), vị vua đã xây dựng một thánh đường để thờ cúng linga và Shiva. Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc - thể hiện ở các đền tháp đang chìm đắm trong huy hoàng quá khứ, và về văn hóa - thể hiện ở các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia.

Dựa trên các tấm bia văn tự khác, người ta biết nơi đây đã từng có một đền thờ đầu tiên được làm bằng gỗ vào thế kỷ 4. Hơn 2 thế kỷ sau đó, ngôi đền bị thiêu hủy trong một trận hỏa hoạn lớn. Vào đầu thế kỷ 7, vua Sambhuvarman (Phạm Phạn Chi) (trị vì từ năm 577 đến năm 629) đã dùng gạch để xây dựng lại ngôi đền còn tồn tại đến ngày nay (có lẽ sau khi dời đô từ Khu Lật về Trà Kiệu). Các triều vua sau đó tiếp tục tu sửa lại các đền tháp cũ và xây dựng các đền tháp mới để thờ các vị thần. Gạch là vật liệu tốt để lưu giữ ký ức của một dân tộc kỳ bí và kỹ thuật xây dựng tháp của người Chàm cho tới nay vẫn còn là một điều bí ẩn. Người ta vẫn chưa tìm ra lời giải đáp thích hợp về chất liệu gắn kết, phương thức nung gạch và xây dựng.

Những ngọn tháp và lăng mộ có niên đại từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 14, nhưng các kết quả khai quật cho thấy các vua Chăm đã được chôn cất ở đây từ thế kỷ 4. Tổng số công trình kiến trúc là trên 70 chiếc. Thánh địa Mỹ Sơn có thể là trung tâm tôn giáo và văn hóa của nhà nước Chăm pa khi thủ đô của quốc gia này là Trà Kiệu hay Đồng Dương.

Tại thánh địa Mỹ Sơn có một đền xây dựng bằng đá, nó cũng là đền đá duy nhất của các di tích Chăm. Văn bia tại Mỹ Sơn cho biết, đền này được trùng tu lần cuối cùng bằng đá vào năm 1234. Ngày nay, ngôi đền này đã bị sập (có lẽ do bom Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, vì ngay sát tháp là một hố bom sâu hoắm vẫn dấu tích) nhưng hệ móng của nó cho thấy nó cao trên 30 m và đây là ngôi đền cao nhất của thánh địa này. Các tài liệu thu thập được xung quanh khu đền này cho thấy nhiều khả năng đây là vị trí của ngôi đền đầu tiên vào thế kỷ 4.

Với hơn 70 công trình kiến trúc bằng gạch đá, được xây dựng từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 13, Mỹ Sơn trở thành trung tâm kiến trúc quan trọng nhất của Vương quốc Champa. Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Siva - Đấng bảo hộ của các dòng vua Chămpa. Vị thần được tôn thờ ở Mỹ Sơn là Bhadrésvara, là vị vua đã sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati vào cuối thế kỷ 4 kết hợp với tên thần Siva, trở thành tín ngưỡng chính thờ thần - vua và tổ tiên hoàng tộc.

Bằng vật kiệu gạch nung và đá sa thạch, trong nhiều thế kỷ người Chăm đã dựng lên một quần thể kiến trúc đền tháp độc đáo, liên hoàn: Đền chính thờ Linga-Yoni biểu tượng của năng lực sáng tạo. Bên cạnh tháp chính (Kalan) là những tháp thờ nhiều vị thần khác hoặc thờ những vị vua đã mất.
Mặc dù thời gian cùng chiến tranh đã biến nhiều khu tháp thành phế tích nhưng những hiện vật điêu khắc, kiến trúc còn lại cho đến ngày nay vẫn còn để lại những phong cách giai đoạn lịch sử mỹ thuật dân tộc Chăm, những kiệt tác đánh dấu một thời huy loàng của văn hoá-kiến trúc Chăm Pa cũng như của Đông Nam Á.

Thánh địa Mỹ Sơn có hai ngọn đồi , chúng nằm đối diện nhau theo hướng đông – tây ngay ngã tư của một con suối , các nhánh của con suối chia vùng này thành 4 khu vực:

Khu A : gồm các tháp và di tích nằm trên ngọn đồi phía đông.
Khu B : gồm các tháp và di tích nằm ngọn đồi về phía tây.
Khu C : gồm các tháp và di tích nằm phía nam , có hai khu C1 và C2.
Khu D : gồm các tháp và di tích nằm phía bắc.

Cách phân chia này phù hợp với địa thế phong thủy , tránh được tình trạng xé lẻ từng mảnh vụn của tổng thể kiến trúc của mỗi tháp mà trước đây nhà khảo cổ học người Pháp ông H.Parmentier đã công bố năm 1904:

Khu A có 5 kiến trúc : 1 tháp chính và 4 tháp phụ

Khu B có 4 kiến trúc : 1 tháp chính và 3 tháp phụ ?

Khu C chia làm C1 và C2 ,  C1 nằm phía đông được bao quanh bằng một con suối gồm có 16 kiến trúc (4 kiến trúc nằm rải rác bên ngoài và 12bên trong): 2 tháp chính với 8 tháp phụ , 1 tháp chính và 2 tháp phụ đi kèm cùng một số tượng điêu khắc bằng đá. C2 nằm phía tây gồm có 26 kiến trúc (6 ngoài và 20 trong) : 3 tháp chính và 12 tháp phụ cùng với một số tượng , phù điêu cùng các tác phẫm điêu khắc , bi kí bằng đá mang tính tôn giáo

Khu C là khu vực có nhiều tháp và các tác phẫm điêu khắc nhất

Khu D có 12 kiến trúc (1 ngoài và 11 trong) :

Tất cả là 46 kiến trúc có thể đếm được trong khoảng ước chừng 70 kiến trúc của Thánh địa này.

Khu A có thể được xem như là khu vực linh thiêng nhất nó mô tả toàn bộ triết lý của vương quốc và dân tộc Champa hay chỉ riêng vùng đất Shimhapura Các biểu tượng sư tử hay về bộ phận sinh dục nam và nữ được các nhà điêu khắc và các nghệ sĩ cổ đại Champa sáng tác theo hình ảnh thật chứ không cách điệu như các tác phẫm ơ nơi khác , hình ảnh bộ phận sinh dục được thờ phượng rất trân trọng ở nơi đây , ngoài ra Khu A là một trong toàn bộ một tổng thể kiến trúc mang tính chất triết lý và thờ phượng đặc sắc nhất của nghệ thuật sử dụng gạch và đất nung để trang trí trên tháp của dân tộc Champa trong thời kỳ vàng son của vương quốc này.

Một số trong các tác phẫm bằng đất nung vẫn còn vẽ đẹp sắc sảo , với các nét đặc thù của nó, mặc dù nó đã trải qua phơi mình giữa nắng mưa suốt gần 1500 năm mà vẫn không hề hấn gì , phần còn lại của toàn cảnh thánh địa Mỹ Sơn điêu tàn , thê lương như nhận xét cách đây hơn một thế kỷ rưỡi của sách Đại Nam Nhất Thống Chí.

- Khu B tương đối là nhỏ nhất trong quần thể kiến trúc ở đây , tháp chính không có các kiến trúc phụ đầy đủ đi theo kèm như Hỏa tháp , Thủy tháp....như các tháp khác của Champa , tuy nhiên ở đây có nét đặt biệt là tượng thần Siva trở thành chủ đề thở phựơng chính của khu này.

- Khu C1 là nền cũ của một ngôi tháp với một kiến trúc đẹp nhất và vĩ đại nhất trong Thánh địa Mỹ Sơn, chung quanh nó , đôi chỗ vãn còn thấy di tích nền móng của sáu ngôi tháp nhỏ bao bọc tạo thành một quần thể kiến trúc tăng thêm phần uy nghi vĩ đại của ngôi tháp chính , theo những tài liệu để lại thì đây là ngôi tháp cao nhất trong Thánh địa Mỹ Sơn với chiều cao 24 m , diện tích đáy là hình vuông , mổi cạnh dài 10m , tháp có 2 cửa ra vào hướng đông và tây , hướng tây nhìn xuống khu C1 , trong tháp thờ một bộ Linga – Youni lớn ( nay chỉ còn một bệ đá Youni ) phần trên tháp có 3 tầng , các tầng nhỏ dần lại và trên cùng là đỉnh tháp bằng sa thạch , ở mỗi tầng đều có cửa giả có hình người đứng dưới vòm cuốn , hai cửa giả hai bên hông là hai vòm cuốn chồng lên nhau , trên mỗi vòm cuốn là một hình tháp thu nhỏ , mỗi cửa chính đều có tiền sảnh, cửa hình vòm hoa văn rất tinh xảo , hai trụ vuông ép sát nằm hai bên làm tăng thêm vẽ uy nghi ngôi tháp.

Ngoài của tháp thì các trụ áp tường kéo dài khỏang 4 m với những trang trí hoa văn hình lá cuốn hình chử S nối liền nhau , các vật trang trí là các tượng điêu khắc bằng sa thạch hình Makara , hình vũ nữ Apsara , sử tử , voi , chim thần Garuda.

- Khu D có 12 kiến trúc (1 ngoài và 11 trong) :2 tháp chính , và 4 tháp phụ ,trong đó có 1 tháp chính không có tháp phụ đi kèm ? cùng một số tượng điêu khắc bằng đá.

Mỹ Sơn được tổ chức UNESCO thừa nhận nó là một di tích lịch sử của nhân loại vài năm 1999, hãy trả lại cho khu Thánh địa Mỹ Sơn những gì của nó, đó cũng là lòng tự trọng của con người chứ không phải sợ một lời nguyền của vua Bhadravarman đệ nhất là người khởi công xây dựng thánh địa này với những lời nguyền như sau : ".....Nếu có kẻ nào dùng vũ lực để chiếm đoạt hay phá hủy ....thì nhân dân không phải tội, mà tội lỗi sẽ dành cho kẻ đó....
Mỹ Sơn ngày nay tuy vẫn uy nghi trầm mặc nhưng cũng mang trong mình nhiều nỗi đau của quá khứ, ta hãy trân trọng giữ gìn, vì tương lai và cũng vì quá khứ.

Ánh phượng
Chudu24