Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở vùng duyên hải miền Trung, tựa vào dãy Trường Sơn, hướng ra biển Đông (với chiều dài bờ biển 144 Km), phía Bắc giáp Quảng Nam (với chiều dài đường địa giới 98 Km), phía Nam giáp Bình Định (với chiều dài đường địa giới 83 Km), phía Tây Nam giáp Kon Tum (với chiều dài đường địa giới 79 Km). Quảng Ngãi có quốc lộ 1A chạy qua tỉnh, cách Hà Nội 883km về phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 838 km về phía Bắc; quốc lộ 24A nối Quảng Ngãi với Tây Nguyên, Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan. Bờ biển với nhiều bãi tắm và phong cảnh đẹp.

Quảng Ngãi có khí hậu nhiệt đới và gió mùa. Nhiệt độ trung bình 250 đến 26,90C, thượng tuần tháng 7 và tháng 8 nóng không quá 340 C, thượng tuần tháng giêng lạnh nhất không dưới 180C. Quảng Ngãi có mưa đặc biệt. vũ lượng trung bình hằng năm 2.198 mm nhưng chỉ quy tụ vào 4 tháng cuối năm còn các tháng khác thì khô hạn.

Đi đâu, chơi gì?
Quảng Ngãi là sự hoà hợp của những dòng sông xen lẫn núi đồi, ghềnh thác cùng nhiều di tích, kiến trúc cổ: di chỉ văn hoá Sa Huỳnh, chùa Thiên Ấn, thành cổ Châu Sa, chứng tích Sơn Mỹ, địa đạo Đám Toái… và với nhều danh lam thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và hữu tình như : Thiên Ấn niêm hà, Cổ luỹ Cô thôn….

Quảng Ngãi còn được nhắc đến với các bãi biển sạch, đẹp và giá trị để phát triển thành khu du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn như Mỹ Khê (Sơn Tịnh), Sa Huỳnh (Đức Phổ), Khe Hai- Dung Quất (Bình Sơn), Minh Tân, Đức Minh, Tân Định (Mộ Đức).
Nếu như núi Ấn sông Trà, Thiên Bút phê vân là biểu tượng của một vùng đất địa linh nhân kiệt, thì các di tích lịch sử khởi nghĩa Ba Tơ, Ba Gia, Vạn Tường, địa đạo Đám Toái, chứng tích Sơn Mỹ... là minh chứng hùng hồn của chủ nghĩa anh hùng cách mạng nhưng cũng không ít đau thương của nhân dân Quảng Ngãi. Đến nay Quảng Ngãi đã có 24 di tích được xếp hang di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia và hơn 100 di tích cấp tỉnh.

Một nét hấp dẫn khác của Quảng Ngãi là những món ăn không giống bất cứ ở vùng nào trên cả nước, đó là cá Bống sông Trà, chim mía, kẹo gương, mạch nha, đường phổi và món Don… tất cả rất đậm đà hương vị của một miền quê; những lễ hội cầu ngư, đua thuyền của ngư dân vùng biển, những phong tục độc đáo của dân tộc H’rê, Cor, Cadong mang đậm sắc thái của Quảng Ngãi...

Những năm gần đây, Quảng Ngãi đã trở thành một vùng đất đầy hứa hẹn về đầu tư và du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng du lịch đã và đang được đầu tư. Hiện nay ngành du lịch Quảng Ngãi đang tìm kiếm các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư vào các khu du lịch sinh thái biển và rừng đã được lập quy hoạch như : Khu du lịch Mỹ Khê, khu du lịch Sa Huỳnh, khu du lịch Vạn Tường, khu du lịch Cà Đam… nhằm khai thác tiềm năng phong phú và đa dạng này. Với cơ chế, chính sách thông thoáng, khuyến khích đầu tư vào du lịch của tỉnh, ngành du lịch Quảng Ngãi mong nhận được sự hợp tác của các doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng đến với vùng đất đầy hứa hẹn và hấp dẫn này.

Nằm về phía đông bắc cách thị xã Quảng Ngãi khoảng 70 km. Biển Dung Quất có độ sâu lý tưởng. Bến Dung Quất đang được xây dựng thành cảng nước sâu cho tàu hàng vạn tấn cập bến. Trong tương lai Dung Quất trở thành cảng dầu khí lớn nhất Việt Nam.

Sa Huỳnh nằm ở cực nam tỉnh Quảng Ngãi, thuộc huyện Đức Phổ, cách thị xã tỉnh lỵ 60 km. Sa Huỳnh là bãi biển đẹp, nổi tiếng là vựa muối quan trọng ở miền Trung. Bãi biển Sa Huỳnh nằm sát quốc lộ 1A, ở km 985, có ga xe lửa Sa Huỳnh, cho nên từ Hà Nội vào hay từ thành phố Hồ Chí Minh ra, du khách có thể dừng chân ghé lại đây rất thuận lợi. Địa danh Sa Huỳnh phải viết cho đúng là Sa Hoàng, có nghĩa là cát vàng. Thật vậy, màu cát ở đây không trắng như ở nơi khác mà lại có màu vàng óng ánh thật đẹp. Sở dĩ, phải viết thành Sa Huỳnh, vì chữ “ Hoàng” trùng tên Chúa Nguyễn Hoàng thời Nguyễn sơ.

Ngoài ra còn các điểm du lịch và các khu di tích lịch sử nỗi tiếng khác như:
Sa Cần, núi Thiên Ấn, Thác Trắng, Thiên Ấn Niên Hà, Bãi Biển Mỹ Khê
Các di tích lịch sử: Thành Châu Sa, hệ thống phòng thành Cổ Lũy, Thành Bàn Cờ, thành cổ Quảng Ngãi, Thiên Ấn niêm và Long Đầu hý thủy...

Danh lam thắng cảnh Quảng Ngãi:

Biển Dung Quất
Nằm về phía đông bắc cách TP.Quảng Ngãi khoảng 45 km. Biển Dung Quất có độ sâu lý tưởng. Bến Dung Quất đang được xây dựng thành cảng nước sâu cho tàu hàng vạn tấn cập bến. Trong tương lai Dung Quất trở thành cảng dầu khí lớn nhất Việt Nam. Với thành phố Vạn Tường hiện đại xây dựng trong nay mai, Quảng Ngãi, mảnh đất giàu tiềm năng, điểm thu hút đầu tư nước ngoài ở miền Trung và là điểm du lịch hấp dẫn khách trong nước và ngoài nước

Nét đẹp Sa Hùynh
Sa Huỳnh nằm ở cực nam tỉnh Quảng Ngãi, thuộc huyện Đức Phổ, cách TP.Quảng Ngãi 60 km. Sa Huỳnh là bãi biển đẹp, nổi tiếng là vựa muối quan trọng ở miền Trung. Bãi biển Sa Huỳnh nằm sát quốc lộ 1A, ở km 985, có ga xe lửa Sa Huỳnh, cho nên từ Hà Nội vào hay từ thành phố Hồ Chí Minh ra, du khách có thể dừng chân ghé lại đây rất thuận lợi. Địa danh Sa Huỳnh phải viết cho đúng là Sa Hoàng, có nghĩa là cát vàng. Thật vậy, màu cát ở đây không trắng như ở nơi khác mà lại có màu vàng óng ánh thật đẹp. Sở dĩ, phải viết thành Sa Huỳnh, vì chữ “ Hoàng” trùng tên Chúa Nguyễn Hoàng thời Nguyễn sơ.

Bến cá Sa Huỳnh Bãi biển Sa Huỳnh chạy dài đến năm, sáu km, cong cong hình lưỡi liềm. Đáy biển thoai thoải, không có bãi đá ngầm, có thể là những bãi tắm lý tưởng đối với du khách đến đây nghỉ hè, vui chơi và tắm biển. Ngoài ra, Sa Huỳnh còn có thắng cảnh ghềnh đá Châu Me, Đảo Khỉ… thu hút du khách vào các ngày nghỉ cuối tuần và các ngày lễ tết. Để phục vụ khách du lịch, ngành du lịch Quảng Ngãi còn xây dựng tại đây khách sạn Motel Sa Huỳnh để đón khách đến nghỉ ngơi, an dưỡng.  Từ lâu, Sa Huỳnh được biết đến như là di chỉ khảo cổ học với “Văn hóa Sa Huỳnh “. Đầu thế kỷ 20, các nhà khảo cổ học người Pháp như Vinet, Labare, Colani đã phát hiện ở Sa Huỳnh hàng loạt mộ chum và nhiều hiện vật tiêu biểu cho nền văn hóa cổ xưa bị chìm khuất dưới lòng đất qua thời gian dài lịch sử. Các kết quả khai quật được nghiên cứu và kết luận, dải đất từ Đèo Ngang cho đến Đồng Nai (Nam Bộ) lên cả Tây Nguyên, từ sơ kỳ đồng thau cho đến sơ kỳ sắt đá nơi hiện diện một nền văn hóa độc đáo của nhân loại và được định danh bằng khái niệm “Văn hóa Sa Huỳnh”'.

Sa Huỳnh qua bao lần biến đổi đã trở thành nơi nghỉ mát, du lịch hè lý tưởng. Sa Huỳnh có đủ các món ngon đặc sản biển nhưng hấp dẫn nhất là món mắm nhum và cua huỳnh đế. Người Sa Huỳnh có câu: “Giàu chất của kho, nghèo lo hủ mắm”. Con nhum (cầu gai) đã hiếm và chỉ bắt theo mùa. Còn mắm nhum thì hiếm hơn. Mắm nhum Sa Huỳnh nổi tiếng cả nước, thời nhân Nguyễn, vua Minh Mạng hạ lệnh hằng năm địa phương phải “tiến” về kinh đô 12 cân mắm. Mắm nhum thời đó trở thành “mắm tiến”.
Sau mắm nhum là cua huỳnh đế. Đây là giống cua to con, cân nặng cả ký, toàn thân có màu đỏ gạch. Đã đặt chân đến Sa Huỳnh, du khách khó quên món cua luộc chấm muối. Mỗi người chỉ ăn vài con cũng đủ no nê. Khách có thể chọn vài xâu cua còn tươi rói mang về làm quà cho người thân. Sa Huỳnh còn là vựa muối lớn ở miền Trung, chẳng thua kém gì muối Cà Ná và muối Hòn Khói. Diện tích các cánh đồng muối ở đây chiếm gần 500 ha và hàng năm sản xuất hàng trăm ngàn tấn muối có chất lượng tốt. Muối Sa Huỳnh từ lâu có mặt khắp các thị trường miền Trung và Tây Nguyên, và dùng nhiều trong công nghiệp chế biến thực phẩm tiêu dùng.
Từ làng chài nghèo nàn và hoang sơ, Sa Huỳnh ngày nay đã trở thành một thị tứ nho nhỏ, xinh xinh nằm ẩn mình dưới hàng dương rủ bóng thướt tha và rừng dừa thơ mộng, là nơi mà ai đã đến một lần thì thông thể quên, không những vì cuộc mưu sinh ở đây dễ dãi mà còn vì tình cảm con người ở đây mộc mạc và thiết tha: Ngó ra ngoài bãi cát vàng, Cát bao nhiêu hạt, thương chàng bấy nhiêu Ngay cả như nhà thơ Xuân Diệu, sinh thời đã có một lần đến Sa Huỳnh, như đã cảm nhận được vẻ đẹp của đất, trời, biển nước ở đây và đã thốt lên: Hỏi mình biển đẹp vô ngần, Sóng xanh như đến dừng chân Sa Huỳnh

Vẻ đẹp Sa Cần
Sa Cần là một trong năm cửa biển của người Quảng Ngãi, nằm ở phía đông bắc huyện Bình Sơn, nơi sông Trà Bồng (hay sông Châu Tử) đổ ra biển. Sách xưa gọi Sa Cần là Thái Cần hay Thể Cần. Sông Trà Bồng chạy đến gần cửa biển thì mở rộng lòng, nước rất êm. Giữa lòng sông nổi lên một quả núi nhỏ với nhiều tảng đá lớn chồng chất lên nhau, gọi là hòn Bà, sách Ðại Nam Nhất thống chí gọi là "Ghềnh Thạch Bàn". Bên ngoài cửa biển, đối diện với hòn Bà và lớn hơn hòn Bà là hòn Ông, cũng nhiều đá nhưng có cây cối xanh tốt. Về phía tả ngạn cửa biển còn có hòn Kẽm, núi Cổ Ngựa nên ca dao cổ có câu:
Hòn Ông, hòn Kẽm, hòn Bà Hòn Ông ai đắp, Cổ Ngựa bà ai xây.
Cả vùng chung quanh cửa Sa Cần là một "hợp thể" của vẻ quyến rũ, thơ mộng, ngay bên cạnh Vũng Quýt, nay gọi là Dung Quất.
Bên cạnh hòn Ông, hòn Bà với những nét sinh động của tạo hóa, với cảnh sông nước êm đềm, ghe thuyền tấp nập, là các làng chài hai bên cửa biển rợp bóng dừa, rừng dương. Phía tả ngạn là xã Bình Thạnh, với bãi Khe Hai sạch sẽ nằm cách cửa biển không xa thu hút rất nhiều du khách đến nghỉ ngơi, tắm biển. Phía hữu ngạn là các xã Bình Ðông, Bình Thuận với các gành đá dựng đứng mặc sóng gió vỗ vào bờ. Cũng chính tại vùng này đang mọc lên nhà máy lọc dầu số và khu công nghiệp phức hợp Dung Quất. Cảnh vật Sa Cần càng thêm đem và thuận đường đi đến nhờ con đường mới mở về Dung Quất và cầu Trà Bồng mới xây cánh cửa biển chỉ một cây số.
Sa Cần không chỉ quyến rủ bởi vẻ thơ mộng của thiên nhiên mà còn hấp dẫn bởi nét sinh hoạt đặc trưng của ngư dân quanh cửa biển với tục thờ cá Ông, hội đua thuyền, hát bả trạo... Sa Cần còn cho du khách mênh mang cảm giác về thời gian, về lịch sử, khi biết cách đây hơn 530 năm (năm 1471), vua Lê Thánh Tông từng thân chinh đến cửa biển này trong cuộc Nam chinh lịch sử.
Bởi những lẽ đó, đến với khu công nghiệp và cảng Dung Quất, ta không nên bỏ qua Sa Cần, cũng như khi đến cửa Sa Cần, ta cũng nên đến với Dung Quất đang tấp nập các công trình dựng xây

Thác Trắng
Thác Trắng nằm ở giữa huyện Minh Long. Từ trung tâm huyện lỵ Minh Long đi bộ chừng 40 phút là đến thác Trắng. Xung quanh thác Trắng là một vùng đồi núi rộng lớn chập chùng, ngút ngàn một màu xanh cây lá, thật thơ mộng, trong lành và yên tĩnh. Từ độ cao hơn 40m, dòng nước bạc tuôn trào như suối tóc của nàng tiên buông xõa theo ghềnh đá.
Đến Minh Long giữa những ngày tháng 6 âm lịch, là thời gian cao điểm của nắng nóng, nhưng bên thác Trắng chúng ta như ngỡ mình đang ở giữa những ngày mùa đông. Nơi đây còn có hai hồ nước tự nhiên gần kề nhau dưới chân thác, mỗi hồ khoảng trên 100 m³, nước xanh biêng biếc.

Bãi Biển Mỹ Khê
Bãi biển Mỹ Khê nằm trên quốc lộ 24B cách thị xã Quảng Ngãi 15 km, cách cảng Dung Quất 16 km và gần cảng Sa Kỳ, thuộc địa phận thôn Cổ Luỹ, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh. Mỹ Khê là bãi tắm lý tưởng của tỉnh Quảng Ngãi với không gian mênh mông, bãi cát mịn, độ dốc thoải, được che chắn kín đáo, chạy dài 7 km, phía sau là rừng dương xanh thẳm, bên cạnh là con sông Kinh mang vị ngọt của thượng nguồn đỏ về và vị mặn của biển đem lại nhiều đặc sản biển phong phú
Hàng năm khách đến bãi biển Mỹ Khê ngày càng đông. Ngoài việc nghỉ ngơi, tắm biển và hít thở bầu không khí trong lành, du khách còn có dịp thăm quan tưởng niệm khu chứng tích chiến tranh Sơn Mỹ. Tỉnh Quảng Ngãi đã có qui hoạch tổng thể khu du lịch Mỹ Khê với diện tích 342 ha để xây dựng các khu vui chơi, giải trí và nghỉ ngơi như khách sạn Mỹ Khê, khu camping dành làm nơi cắm trại.

Biển Khe Hai
Biển Khe Hai thuộc xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, nằm cách QL1A (đoạn ngã ba Dốc Sỏi – Dung Quất) khoảng chừng 3 km về phía đông. Vào ngày hè, có đông đảo du khách của Quảng Nam và Quảng Ngãi đến đây tắm biển nghỉ ngơi.

Khe Hai có một bãi cát trắng mịn, rặng phi lao ngút ngàn song hành với bờ biển xanh. Phía tây có ngọn núi chạy dài từ bờ rồi lấn sâu ra biển tạo thành một nửa vòng cung rất đẹp, đó là dãy Bàn Than. Phía đông có hòn núi nhô lên gọi là Hòn Ông.
Từ bãi biển Khe Hai theo đường cao tốc đến cảng biển nước sâu Dung Quất. Nhà máy Lọc dầu số 1 và TP.Vạn Tường từ 5 – 7 km.

Tổng hợp từ Chudu24, Quangngai.gov, Nguoiquangngai...