(Tiếp theo) - Chợ, bọn mình vẫn đi (không đi lấy gì ăn, he he). Siêu thị cũng đi sất. Nhưng đi siêu thì là mua lỉnh kỉnh các thứ dạng nhu yếu phẩm như xà bông, bột giặt, nước rửa chén, thịt xay, đùi gà đông lạnh...v.v.

< Muốn đi chợ bên Nhơn Trạch thì 5h sáng phải qua phà... Đi phà sớm cũng có cái thú đó chứ, gió lạnh lạnh, lồng lộng thổi bình minh đến trên dòng sông rộng.

Còn chợ, đó là nơi phải tậu bó rau lá nhỏ nhí nhố, nhúm đậu que non xèo, ký nhãn to mọng với lớp cơm dày sần sật...v.v - những thứ mà đi siêu thị chưa chắc chọn được thứ vừa lòng.

< Bầu trời sớm mai đỏ ửng bên Phú Hữu, giờ này phở Thùy Trang chưa dọn hết, ta đi chợ trước.

Bạn thường đi chợ nơi mô? Chợ gần nhà, chắc rồi. Gần nó tiện, chả việc gì phải đi xa trong giờ cao điểm sáng ngoại trừ nếu thứ hàng đó buộc bạn phải đi chợ chuyên dùng, chợ đầu mối.

< Bà xã đi chợ chồm hỗm Phước Lý. còn mình ghé nhà thờ Phước Lý gần đó tham quan (vị trí >).

Bọn mình có cái ý thích lạ lạ hơn đôi chút. Gần 5h sáng, ta dậy đi chợ. Chợ gần nhà chỉ vài ba trăm mét nhưng nhiều năm nay đã 'quên' mất nó, đơn giản vì ta thường đi chợ xa. Mình ở Q7 nhưng có thể đi chợ ở Q8 (chợ Rạch Ông), khác nữa thì đi chợ Q4 (chợ Đoàn Văn Bơ).

< Nhà thờ giáo xứ Phước Lý nằm trên quả đồi nhỏ nhưng khá cao, vào nhà thờ phải bước lên hơn chục bậc cấp.

< Giáo họ Phước Lý thuộc Giáo xứ Mỹ Hội được hình thành từ năm 1885. Một thời gian sau, cộng đoàn Phước lý dựng một nhà nguyện nhỏ, mái lá để hàng tháng Cha Phêrô về dâng lễ và giúp mục vụ cho cộng đoàn.

Bảy năm sau, Cha Henri Louis Lemée đến coi sóc Giáo xứ Mỹ Hội và phụ trách Giáo họ Phước Lý.

< Thời gian này, nhà nguyện của Giáo họ được Cha Lemée dời đến vị trí như hiện nay. Năm 1900, cộng đoàn Phước Lý xây nhà thờ bằng gạch và mái ngói dưới sự giúp đỡ của Cha Longinô Nguyễn Thới Mậu...

Từ trên nhà thờ, nhìn xuống thấy bà xã xong buổi chợ, lót tót xách đồ vô nên mình đi xuống.

< Chỉ mới 7h, quá sớm để về. Vậy nên mình chạy theo đường Hùng Vương (DT19) xuống tận ngã 3 Giồng Sắn rồi quẹo vào.

Thay đổi không khí thì chợ chồm hỏm ở hương lộ 34 Phước Kiển, chỗ này bán tôm tươi rói; còn thường xuyên nhất là chợ Cây Xoài (Q2). Nhiều khi độc chiêu hơn nữa thì muốn đi chợ, sẽ phải qua phà. Phà đây là phà Cát Lái. Qua phà rồi, chạy thẳng một mạch qua cầu Phước Lý, rẽ trái là vào cái chợ không tên trên đường Hùng Vương.

< Nơi này có di tích Giồng Sắn thuộc xã Phú Đông, huyện Nhơn Trạch (vị trí >). 55 năm trước, nơi đây đã xảy ra vụ thảm sát kinh hoàng của máy bay Mỹ và chính quyền cũ làm 536 thường dân vô tội chết oan.

< Ngồi hóng gió một hồi rồi vượt cây cầu treo bắc ngang sông Ông Kèo...

Ở Phú Hữu (Nhơn Trạch) có chợ Đại Phước to đùng nhưng thật tình mà nói là không thích, nửa kia chỉ khoái cái chợ chồm hỏm gần đấy. Hồi mươi năm trước, chợ trên đường Hùng Vương chỉ có một nhúm nhỏ như cái chợ quê.

Người bán ngồi xổm ven đường bày rau, tôm cá trước mặt chào bán - giá rẻ, thực phẩm thì tươi ngon từ chính đồng ruộng Nhơn Trạch.

< Bên kia cầu có bia Tưởng niệm tưởng nhớ những người đã mất trong vụ thảm sát Giồng Sắn ngay nơi địch thả bom oanh kích năm xưa.

< Dòng sông Ông Kèo êm ả buổi sớm.

Ngày nay, chợ chồm hỗm này đã phát triển thành quy mô gấp chục lần, giá vẫn rẻ và tươi ngon. Vậy nên nửa kia vẫn thích đi... mà đã đi rồi thì thế nào cũng ghé ăn phở.

Bún bò, phở ở Nhơn Trạch thì nhiều lắm, giá chỉ tầm 20 đến 30k/ tô. Giá bèo nhưng chất lượng hơn hẳn dòng phở bình dân ở Sàigòn.

< Trên đường Giồng Sắn này có rất nhiều chùa, Điển hình như chùa Pháp Thường 1 và 2, Hương Nghiêm Thiền Viện (vị trí >)...

Ở đoạn Quách Thị Trang (bên hông thành Tuy Hạ - Lữ Đoàn Phong Hóa 87) có quán phở chỉ 25k, khá là chất lượng, chổ ngồi rộng rãi nhưng phần vách bếp hơi bầy hầy nhưng ta cứ ngồi bàn ngoài, có sao đâu?

Khoảng đường này cũng có bún riêu chỉ 15k, có cục giò heo đàng hoàng. Quán sáng đông nghẹt, khách là công nhân các xí nghiệp gần đó hay ngoài TP Nhơn Trạch.

< Chạy quanh quẩn hết chùa, chạy vào tới tận các rẫy của dân rồi vòng ra...

Nói chợ quê, liệu bạn thích khám phá một vài ngôi chợ ở Q9 không? 5h30 sáng, bọn mình rời nhà chạy qua cầu Phú Mỹ. Vượt ngã 4 Mỹ Thủy, theo đường Võ Chí Công chạy mãi tới vòng xoay Phú Hữu thì trời đã sáng rồi. Từ đây, cứ theo đường Nguyễn Duy Trinh chạy miết sẽ đến chợ Long Trường. Ngôi chợ tít phía trong nhưng người bày bán đa phần ngồi xổm phía ngoài. Ui chu cha, thượng vàng hạ cám có đủ từ mớ rao con cá tươi roi rói vừa được thu hái hay gỡ lưới vài tiếng trước đó thôi.

< Chốn này thích nhất cây cầu treo.

Gần đến chợ có quầy thịt bò: ở đây bán thịt nóng, nhiều có thể đến cả con mà giá vài loại rẻ hơn siêu thị chỉ bán thị nguội, thị đông lạnh.

< Trở ra lộ 19, chớp cái đống rác bên cạnh biển Cấm đổ' - bà kon ở đây lưu ý nhé. Chạy ra DT769 thưởng thức tô phở tái nạm chất lượng cao 30k. Gần 8h, qua phà trở về nhà - Tầm 40 cây số để đi chợ, ăn sáng đâu phải là xa?

Có bữa hứng khởi, bọn mình không dừng tại đây mà đi tiếp vượt ngã 3 Tam Đa, qua cầu Võ Khế rồi quẹo vào ngã 3 Long Thuận. Qua cây cầu Trường Phước, chạy thêm một đoạn nữa sẽ thấy chợ Long Phước, đúng nghĩa một chợ quê. Đi chợ xong, ghé quán hủ tiếu Nam Vang gần đó thưởng thúc. Ngon là dĩ nhiên, giá cũng chỉ 25k/tô. Tính ra, đoạn đường đi chợ cả đi và về chưa đầy 50 cây số, cũng chả có quá xa đâu phải không?
Còn tiếp

Tập 1 - Tập 2 - Tập 3 - Tập 4

Điền Gia Dũng
Du lịch, GO!