(LĐO) - 18h12 tối nay (19.4) giờ Việt Nam, hiện tượng trăng hồng sẽ xuất hiện.

Năm nay, hiện tượng trăng tròn tháng tư, còn được gọi là mặt trăng hồng, sẽ diễn ra vào sáng ngày 19.4 lúc 7h12 sáng (giờ EDT - Đông Bắc nước Mỹ) tức  18h12 giờ Việt Nam.

Trăng hồng diễn ra khi mặt trăng di chuyển đến phía đối diện với Trái đất (Trái đất nằm giữa mặt trăng và mặt trời).  Khi đó, mặt trăng lớn và sáng hơn bình thường.

Mặt trăng hồng sẽ mọc vào khoảng 8h tối hôm nay (ngày 19 tháng 4) và lặn vào khoảng 7h sáng hôm sau, theo Đài quan sát Hải quân Hoa Kỳ. Mặt trăng sẽ ở chòm sao Xử Nữ. Mặt trời sẽ mọc khoảng một giờ trước khi mặt trăng lặn vào ngày 20.4. Vì vậy trong khoảng một giờ, mặt trăng và mặt trời sẽ cùng xuất hiện trên bầu trời.
Dulichgo
Mặt trăng tỏa sáng bằng cách phản chiếu ánh sáng của mặt trời. Những người quan sát bầu trời ở Nam Mỹ, Châu Âu, Châu Phi, Châu Á và Úc sẽ nhìn thấy nó, theo Trung tâm Vũ trụ Goddard của NASA .

Các chuyên gia thiên văn cho biết, thông qua ống nhòm hoặc kính viễn vọng, trăng tròn xuất hiện rất sáng, đến mức bạn không thể nhìn xuyên qua ánh sáng chói nếu không có các thiết bị. Không giống như quan sát mặt trời (điều mà người ta không bao giờ nên làm qua kính viễn vọng nếu không có bảo vệ mắt đúng cách), quan sát trăng tròn không gây nguy hiểm cho thị lực của con người.
Dulichgo
Tuy nhiên, các chi tiết trên bề mặt của mặt trăng hồng có thể khó nhìn hơn so với khi mặt trăng ở các pha trăng lưỡi liềm hoặc quý.

Để có thể chứng kiến trọn vẹn hiện tượng trăng hồng, các chuyên gia khuyên mọi người nên lựa chọn khu vực ít ánh điện vì như vậy bạn mới thấy rõ được ánh sáng của mặt trăng trong đêm.

Trăng tròn tháng tư không thực sự có màu hồng. Mặt trăng có thể xuất hiện màu đỏ cam do thành phần của bầu khí quyển Trái đất và góc nhìn của nó.

Cái tên mặt trăng hồng xuất phát loài hoa mang sắc hồng chỉ có tại khu vực Bắc Mỹ, loài hoa giáp trúc đào. Tên của trăng vẫn thường được đặt dựa theo quang cảnh mùa hiện tại, có nghĩa trăng hồng tới vào thời điểm cánh đồng cỏ Bắc Mỹ ngập tràn sắc hồng của hoa giáp trúc đào. Ngoài ra, nó còn được biết đến với các tên gọi như trăng trứng hoặc trăng cá.

Theo Thảo Anh (Lao Động)
Du lịch, GO!