(DTO) - Địa đạo Kỳ Anh vừa được tỉnh Quảng Nam khôi phục và đưa vào khai thác trong dịp Festival Di sản Quảng Nam lần thứ VI 2017 vừa qua. Đến TP Tam Kỳ, trong tour du lịch về nguồn, du khách nhất định không bỏ qua địa chỉ này.

< Đền Thạch Tân - một chốt điểm quan trọng của địa đạo Kỳ Anh - di tích lịch sử quốc gia ở Tam Kỳ, Quảng Nam.

Địa đạo Kỳ Anh là tên gọi của hệ thống địa đạo xã Kỳ Anh (nay là xã Tam Thăng, TP Tam Kỳ, Quảng Nam - cách trung tâm thành phố khoảng 7 km về phía Đông Bắc), là một trong những di tích lịch sử trong thời kỳ kháng chiến đánh Mỹ.

Cùng với địa đạo Vĩnh Mốc (tỉnh Quảng Trị) và Củ Chi (TPHCM), địa đạo Kỳ Anh ra đời trong bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ vào giai đoạn ác liệt nhất.
Dulichgo
Xuất phát từ tình hình thực tế và trước yêu cầu của cách mạng, để giữ vững căn cứ địa đồng thời tạo ra mối liên hoàn giữa vùng Đông và Tây Tam Kỳ; thực hiện lời kêu gọi của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết của Tỉnh ủy Quảng Nam vào tháng 8/1964 về phát động quần chúng khởi nghĩa giải phóng đại bộ phận nông thôn đồng bằng, Đảng bộ Tam Kỳ đã chỉ đạo quân và dân Kỳ Anh vùng lên phá ấp chiến lược và giải phóng quê hương.

< Chứng tích che chở của địa đạo Kỳ Anh được ghi lại.

Đảng bộ và nhân dân Kỳ Anh quyết tâm thực hiện phương châm “Một tấc không đi, một ly không rời”, quyết bám đất bám làng, tận dụng mọi thời cơ để đánh địch. Địa đạo Kỳ Anh ra đời trong hoàn cảnh này và bắt đầu được đào từ tháng 5/1965. Đến năm 1967, địa đạo Kỳ Anh hoàn thành.

< Một cửa địa đạo.

Địa đạo Kỳ Anh là mồ hôi, công sức của quân và dân địa phương, địa đạo có tổng chiều dài khoảng 32km, chiều rộng từ 0,5-0,8m, chiều cao khoảng 0,8-1m, chiều dài các đoạn địa đạo tùy theo địa thế của mỗi thôn.
Dulichgo
Trong lòng địa đạo có nơi rất hẹp nhằm đề phòng khi địch phát hiện miệng địa đạo dùng hơi cay hay lựu đạn ném vào…

< Cửa hầm địa đạo được ngụy trang dưới cây rơm.

Địa đạo Kỳ Anh có hình dạng ô bàn cờ, quanh co uốn khúc, nhiều ngõ ngách, chạy dài men theo các lùm cây, nhiều đoạn được đào xuyên qua nền nhà dân, qua giếng nước, gian bếp trải khắp xóm trong toàn xã; trong đó quy mô và sử dụng địa đạo có hiệu quả nhất là ở thôn Thạch Tân và Vĩnh Bình.

< Bên trong một đường hầm tại địa đạo Kỳ Anh.
Dulichgo
Di tích địa đạo Kỳ Anh được Bộ VH-TT&DL công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia vào năm 1997. Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã nhiều lần trùng tu, tôn tạo một số hạng mục của địa đạo và xúc tiến đẩy mạnh phát triển du lịch để khai thác lợi thế của địa đạo Kỳ Anh.

< Hầm chỉ huy trong địa đạo Kỳ Anh.

Thời gian gần đây, địa đạo Kỳ Anh được đầu tư, tu bổ một số công trình mới như nhà trưng bày, hầm chỉ huy, chòi nghỉ chân… để phục vụ du lịch và tuyên truyền, giáo dục cho các thế hệ con cháu biết về một thời kỳ chiến đấu khốc liệt nhưng anh hùng của dân tộc.

< Cây rõi cổ thụ trước đền Thạch Tân là đài quan sát giúp quân ta dõi theo mọi động tĩnh trước căn cứ trong đền.
Dulichgo
Cùng với đó, TP Tam Kỳ xúc tiến khôi phục lại nghề đan, dệt chiếu nói thủ công truyền thống Thạch Tân kết hợp với khai thác tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái với Bãi Sậy – Sông Đầm.

Hiện nay, địa đạo Kỳ Anh là điểm đến không thể thiếu trong tour du lịch về nguồn khi du khách đến với TP Tam Kỳ.

Theo Công Bính (Dân Trí)
Du lịch, GO!