(HTG) - Tộc người Cơtu ở Việt Nam nói chung, ở tỉnh Quảng Nam và đặc biệt là ở các huyện biên giới tỉnh Sê Koong nước bạn Lào nói riêng có một kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú và đa dạng.

Trong đó nỗi bật nhất là không gian văn hóa làng, không gian văn hóa Cồng, Trống, Chiêng…..., và không gian văn hóa kiến trúc độc đáo về các loại hình nhà sàn. Xin được giới thiệu đến bạn đọc, những người quan tâm và yêu quý văn hóa Cơtu một trong nhiều nét văn hóa đặc sắc về nhà sàn truyền thống của người Cơ tu ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

Đông đh’rơơng k’bhú/ tô (nhà tộc họ kiểu nhà sàn):

Đây là loại nhà sàn khá phổ biến trước và sau cách mạng tháng tám của người Cơtu phương/ người Cơtu ở vùng thấp. Hiện nay ở xã Lăng, những ngôi nhà tộc họ này tại thôn Pơr’ning, xã Lăng được Tỉnh và huyện hổ trợ cho làng này phục dựng lại những ngôi nhà tộc họ truyền thống như ngày xưa với mười nhà sàn (tương ứng với mười dòng tộc lớn trong làng) và một nhà Gươl của làng. Các nhà tộc họ này có đặc điểm cấu trúc giống nhau từ vật liệu đến cách dựng, ngày dựng và việc thờ cúng khi hoàn tất công trình.

Đông a’chuôr k’bhú/ tô (nhà tộc họ kiểu nhà dài):
Dulichgo
Đây là loại nhà tộc họ của người Cơtu dal/ người Cơtu ở vùng cao. Ngoài nhà ở riêng của từng hộ gia đình, nhà tộc họ theo kiểu nhà sàn còn có một loại nhà truyền thống đặc sắc khá phổ biến của cư dân người Cơtu ở vùng cao.

Đây cũng là một kiểu kiến trúc nhà tộc họ rất độc đáo. Do vậy mà cấu trúc của loại nhà dài này cũng có những nét khác nhà ở riêng, nhà tộc họ kiểu nhà sàn của người Cơtu ở vùng trung và vùng thấp.

Theo quan niệm xa xưa của người Cơtu ở vùng cao (bốn xã vùng cao của huyện Tây Giang), những người có quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống trong một dòng tộc lớn, nếu sống với nhau trong một ngôi nhà từ hai đến ba, bốn thế hệ thì ngôi nhà đó, người Cơtu gọi là đông A’chuôr (tức ngôi nhà dài của dòng tộc cùng một huyết thống). Đây là một kiểu nhà đặc biệt chỉ có ở miền núi Trường Sơn-Tây Nguyên. Tuy nhiên, đối với nhà dài của tộc người Cơ-tu cũng có những nét tương đồng na ná cấu trúc nhà dài của người Ê đê nhưng nếu nghiên cứu kỹ ngôi nhà dài của người Cơtu cũng rất nhiều điểm thú vị, mang đặc trưng riêng của tộc người này.

Đó là gồm nhiều gian nối kết với nhau và kéo dài tới hàng chục mét. Độ dài của nhà tuỳ thuộc vào quy mô và số bếp, số người trong gia tộc. Sàn, cột, xà nhà làm bằng các loại gỗ quý như gõ, sến, dỗi, lim…Chúng được đẽo đục rất công phu và liên kết với nhau theo kỹ thuật riêng của nghệ nhân Cơtu. Ngày xưa để dựng các công trình lớn của làng như nhà Gươl, nhà tộc họ người Cơtu thường lấy lõi cây sến, lim cứng, bền chịu lực tốt, chịu nhiệt tốt để chống mối mọt.
Dulichgo
Về sau, các lõi gỗ khan hiếm khi dựng nhà người Cơtu lấy về gỗ tươi được bao đục rất đẹp. Khi dựng các cột nếu nhà dài nhà ở riêng lên người Cơtu thường kê các cột lên các tảng đá to và vuông góc để chống ẩm, chóng mọt, làm nền móng ngôi nhà vững chắc và bề thế hơn.

Vách của nhà dài cũng giống vách của nhà ở riêng, tuy nhiên có nơi làm vách bằng tấm gỗ, xếp kín, có nơi được làm bằng tấm phên tre, nứa hoặc lồ ô… với nhiều cách đan khác nhau như đan nông đôi, nông kép làm phên vừa kín vừa tạo nên các hoa văn đường nét đều đặn và đẹp như những hoa văn trên tấm dệt thổ cẩm của người Cơtu.

Đáng chú ý là lá lợp nhà, từ xa xưa người Cơtu đã biết dùng lá cây rừng như: cây ưng poong, ưng poo, c’ree (lá cây mây rừng), a’laanh (lá cỏ tranh) …để lợp nhà ở, nhà gươl, hay nhà dài. Loại lá vừa có độ bền cao vừa mang tính thẩm mỹ để lợp các loại nhà ở của người Cơtu đó là lá cây ưng poong.

Khi vào rừng người Cơtu chọn các phiến lá không già quá cũng không non quá, cắt lấy, bó gọn và gùi về rồi ép phẳng theo từng lớp. Khi lợp, các lá cây rừng này được nối kết với nhau bằng dây mây rừng được chẻ nhỏ, gọt sạch chuốt nhẵn có độ dẽo và bền dùng để cột các lá trên liên kết với nhau tạo thành từng tấm dài tới 5 đến 10 mét. Khi lợp lên mái nhà các tấm lợp này chắp nối chồng lên nhau tạo thành mái nhà vừa dày đều vừa chắc theo một thứ tự nhất định, rất công phu, kỹ thuật đã tạo nên các mái nhà một cách phảng phiu, đẹp mắt.

Mái nhà cửa người Cơtu có độ nghiêng vừa phải và trải rộng về bề ngang, không cao như mái nhà Rông của người Ba na. Ở hai bên đầu hồi của nhà dài cũng như nhà gươl, nhà tộc họ hay nhà ở riêng của từng hộ ở của người Cơ-tu thường khắc biểu tượng hình con chim, hay con gà trống người Cơtu gọi là ta’coi. Biểu tượng cho cuộc sống luôn được bình an, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc.Dulichgo

Đây cũng là sự khẩn cầu biết ơn về loại chim K’lang B’bhé (chim đại bàng), loại chim mở đất theo truyền thuyết của tộc người Cơtu trước khi khai cơ, lập địa từ một vùng đất chết, loại chim này đã dẫn đường và đem hạt cây đến vùng đất mới giúp cộng đồng nười Cơtu tránh được dịch bệnh. Và về sau người Cơ-tu luôn lấy con chim đó làm vật tổ của mình. Thứ hai biểu tượng ta’coai nếu được khắc theo hình con gà trống nói lên sự gần gủi mật thiết giữa con người với những con vật nuôi như trâu, bò, gà, chó, mèo….mà trong nghệ thuật kiến trúc tạc hình của người Cơtu hình ảnh con người, con vật, chim thú luôn là chủ đề chính. Đây là biểu tượng đặc trưng dễ nhận biết trong tất cả các loại nhà ở truyền thống của người Cơtu.
Dulichgo
Từ những cánh dựng, cách chọn ngày giờ và bố trí cấu trúc trong các ngôi nhà truyền thống mang lối cổ truyền của tộc người Cơ tu vốn an cư, sinh sống lâu đời ở núi rừng Tây Trường Sơn huyền thoại với những kỳ tích anh hùng và huyền bí về cách đánh giặc, chống thú dữ bảo vệ núi rừng, bản làng luôn yên bình. Cộng đồng Cơ tu nơi đây còn sáng tạo ra nhiều giá trị văn hóa truyền thống hay đẹp rất cần được Đảng và Nhà nước, các cấp các ngành và cả chủ thể văn hóa nơi đâ, nhất là lớp thế hệ trẻ quan tâm hơn nữa trong việc khôi phục, nghiên cứu, bảo tồn, khai thác, quảng bá và phát huy các giá trị văn hóa đó phát huy hết hiệu quả, tiềm nằm vốn có của mình trong một tương lai gần!.

Theo Cổng TTĐT huyện Tây Giang
Du lịch, GO!