Tà Bhing là điểm nằm tiếp giáp ranh giữa Đà Nẵng – Quảng Nam mang trong mình không ít những danh lam thắng canh, sơn thủy hữu tình. Và có lẽ các bạn sẽ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hoang sơ và tuyệt diệu của ngọn thác G’răng – nơi đây được ví như một nàng tiên ẩn mình giữa núi rừng đại ngàn.

Thác G’răng nằm tại xã Tà Bhing – huyện Nam Giang – tỉnh Quảng Nam. Ngọn thác nằm cách QL.14D chừng 3km, từ Bến Giằng QL.14D theo hướng cửa khẩu Đắc Ôốc – Đắc Tà Oọc hơn 20 phút là sẽ đến Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh Sông Thanh rồi rẽ theo bảng chỉ dẫn rẽ phải thêm khoảng 3km đi theo đường bê tông là sẽ đến thác.

Từ lâu thác Grăng được biết như một “tiên nữ” đang ẩn mình giữa rừng xanh với những con thác chảy dài như những mái tốc mềm vắt ngang lưng chừng núi. Đây là một điểm đến khá thu hút du khách không chỉ vì có thác nước đẹp mà nơi đây còn có không gian hoang sơ, hùng vĩ.

Thác Grăng gồm có 3 tầng, nơi giao nhau giữa các tầng với nhau thường là các con đường dốc. Để có thể tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt mỹ của thác Grăng, các bạn phải trải qua những đoạn đường dốc, hẹp và gập ghềnh, hiểm trở thì mới có thể chinh phục “Tam giác Grăng”.
Dulichgo
Đường độc bộ đến thác Grăng được làm bằng măng uốn lượn ven những sườn đồi với lan can men theo suốt đoạn đường. Càng xuống sâu, con đường càng hẹp và dốc lại càng khúc khuỷu và đoạn cuối đường được thay thế bằng những bậc thang.

Sau một chặng đường gian nan, thác Grăng hiện lên trước mắt với vẻ đẹp thật hùng vĩ, hoang sơ, xen lẫn vào đó một chút kiều diễm. Cả 3 tầng thác như gợi lên một vẻ đẹp nguyên sơ như một cô sơn nữ giữa rừng hoang. Đẹp nhất của thác Grăng chắc có lẽ là thác 3 với độ cao hơn 30m, những dòng nước đổ xướng nước mịt mù, xõa trắng trên những vách đá bám rêu xanh, bồng bềnh.

Sẽ rất tuyệt nếu vừa được nhìn cắm vẻ đẹp mĩ miều của thác Grăng, sống trong không gian bạt ngàn núi rừng bao quanh và kèm theo đó là âm thanh róc rách, vang vọng của dòng thác tuyệt đẹp này.
Dulichgo
Người bản địa nơi đây gọi thác này là Đạ G’răng – bởi vì theo nghĩa của dân bản địa ở đây thì chữ “Đạ” nghĩa là sông, suối còn chữ “g’răng” theo như trong thổ ngữ người CaTu (Cơ Tu) có nghĩa là con cá chiên.

Chuyện kể rằng: xưa kia nơi đây là con thác đẹp chưa có ai khám phá, sống ở dòng suối dưới chân thác có loài cá hiếm tên là cá g’răng (cá chiên). Cứ mười mùa rẫy một lần, những con cá grăng đầu đàn và khỏe nhất phải vượt qua được 3 tầng thác nơi đây để hóa thành cá thiêng. Chỉ có làm được điều ấy thì cá g’răng mới tồn tại.

Năm ấy đến mùa vượt thác như mọi năm nhưng lại gặp cơn lũ trái mùa kéo dài cả tháng trời khiến dòng thác trở nên hung dữ hơn. Những con g’răng đầu đàn dù đã dùng cạn sức lực nhưng vẫn không thể nào vượt qua thác dữ.. và chúng đã chết, xác cá g’răng trôi đầy bên bờ suối.

Từ đó dân làng nơi đây gọi tên thác này là thác G’răng và cũng từ đó loài cá grăng không còn tồn tại ở bất kỳ đâu trên sông suối miền thượng du nữa.

Khi đặt chân đến đây, các bạn sẽ được thỏa thích ngắm nhìn thác G’răng đẹp như tranh thủy mạc. Bên dòng thác trắng xóa các bạn có thể dựng trại dã ngoại để nấu nướng, hoặc thả mình từ lưng chừng thác xuống lòng hồ hay ngả mình trên những phiến đá lớn để giữa trời đất bao la, bên dòng thác đang ngày đêm tuôn ào ào, đắm chìm trong những dòng suy nghĩ miên man, thả hồn theo với thiên nhiên.
Dulichgo
Các bạn còn chần chờ gì mà không đến khám phá, dạo chơi thác G’răng để trải nghiệm, để được hòa mình với thiên nhiên hoang dã, tự mình tận hưởng cảm giác sảng khoái êm đềm, thư thái sau những giờ phút lao động mệt nhọc thì còn gì sướng hơn nữa.

Theo Khám Phá Di Sản
Du lịch, GO!

Ngắm thác Grăng giữa đại ngàn Trường Sơn
P15 - Thác Grăng giữa đại ngàn


ĐGD: Bạn có thể so sánh thác Grăng bây giờ và lúc mình đến năm 2012 trong bài P15. Tuy nhiên, nước nhiều hay ít cũng tùy theo mùa nắng mưa.