Những đoạn sông Tích chảy qua vùng dân cư bán sơn địa hay vùng đồi gò đá ong, lặng lẽ bao đời nay đã tạo nên nét riêng của miền quê Việt rất đỗi nên thơ, hữu tình.

< Tích Giang và bãi bồi xanh dưới nắng chiều.

Sông Tích (còn gọi Tích Giang) là phụ lưu của sông Đáy, thuộc hệ thống sông Hồng. Tích Giang dòng nhỏ và dài, bắt nguồn từ dãy núi Ba Vì với hai hồ điều tiết nước đầu nguồn là hồ Suối Hai và hồ Đồng Mô, quanh co uốn lượn dọc phía tây nam khu vực Hà Nội mở rộng, qua thị xã Sơn Tây và nhiều huyện ngoại thành, cuối cùng đổ nước về sông Đáy tại huyện Mỹ Đức.

< Cầu mới Phú Thứ, nối huyện lỵ Thạch Thất và các xã vùng bán sơn địa.

Nói rõ hơn, sông Tích chảy qua các huyện, thị xã: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai và hợp lưu với sông Bùi (từ Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình chảy về) tại ngã ba Tân Trượng, xã Thủy Xuân Tiên (Chương Mỹ). Sau đó, sông chảy qua huyện Chương Mỹ rồi nhập vào sông Đáy tại ngã ba Ba Thá giáp ranh 3 huyện Chương Mỹ, Ứng Hòa và Mỹ Đức.

< “Cùng một bến sông, con trâu đằm xóm dưới…”.

< Những cây cầu kiểu “truyền thống” vẫn nối hai bờ vui.
Dulichgo
Nằm tròn vẹn trong lòng Hà Nội, sông Tích có nhiệm vụ cấp nước tưới cho khoảng 16.000ha đất nông nghiệp thuộc các huyện, thị mà nó chảy qua và thoát lũ trong mùa mưa. Đồng thời, sông Tích còn cung cấp nước sinh hoạt cho gần một triệu dân hai bên bờ và góp phần điều hòa môi trường.

< Bến sông làng Kim Quan bao đời vẫn thế.

Hai bên bờ sông Tích phía thượng nguồn có nhiều địa điểm du lịch văn hóa lịch sử như: Khu du lịch nghỉ dưỡng hồ Suối Hai, Làng cổ Đường Lâm, Đền Và, Trại tù Sơn Tây, Thành cổ Sơn Tây, Khu du lịch Đồng Mô-Ngải Sơn…

< Và con đê vẫn mòn lối cỏ về…

< Bên trong đê là cánh đồng quê gối vụ.
Dulichgo
Những đoạn sông Tích chảy qua vùng dân cư bán sơn địa hay vùng đồi gò đá ong, lặng lẽ bao đời nay đã tạo nên nét riêng của miền quê Việt rất đỗi nên thơ, hữu tình.

Xin giới thiệu chùm ảnh về những nét quê chưa bị tàn phai bên dòng sông Tích, đoạn qua huyện Thạch Thất (ngoại thành Hà Nội).

Theo Dân Việt, Hà Nội Mới
Du lịch, GO!