Giếng Tanh là ngôi làng duy nhất của xã Kim Phú (Yên Sơn) còn giữ được nguyên bản những nét văn hóa độc đáo của dân tộc Cao Lan. Trải qua thời gian và những thăng trầm của lịch sử, người Cao Lan của ngôi làng

< Đình làng Giếng Tanh được xây dựng lại năm 1980.

Giếng Tanh vẫn giữ được vốn văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Những ngày xuân thư thái, về làng văn hóa Giếng Tanh tham dự hội làng, mọi người sẽ được thưởng thức những khúc hát Sình ca, những vũ điệu truyền thống và cả những câu chuyện làm giàu...
Đình làng Giếng Tanh thuộc làng Giếng Tanh, xã Kim Phú, huyện Yên Sơn, là nơi tâm linh tín ngưỡng thể hiện bản sắc cộng đồng cư dân sống trên đất Giếng Tanh.

Trong năm đình làng Giếng Tanh diễn ra nhiều lễ hội, lễ hội chính được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

< Nghi lễ Lễ hội Đình làng Giếng Tanh.

Ngoài ngày lễ chính còn có  các ngày lễ phụ: Lễ khai xuân tổ chức vào ngày mùng 2 tháng Giêng; Lễ cúng cơm mới tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch; Lễ Thượng điền tổ chức vào ngày 9 tháng 11 âm lịch; Lễ Khép ấn tổ chức vào ngày 25 tháng 12 âm lịch. Các ngày lễ phụ tổ chức đơn giản: Thắp hương, dâng lễ là sản vật địa phương làm ra (cúng cơm mới) để tưởng nhớ, biết ơn tổ tiên đã tạo dựng nơi cư chú, cầu mong có cuộc sống yên vui, hạnh phúc.

Ngày hội chính được tổ chức trọng thể có đủ cà phần lễ và hội Phần Lễ mở đầu ngày hội có 7 người tham gia gồm: Chủ tế, xướng tế, người đọc văn tế và 4 chấp Dư (chủ tế mặc áo đỏ, còn lại tất cả mặc áo xanh). Phần tổ chức cúng tế trong đình theo nghi thức cổ truyền, nội dung chủ yếu là cầu cho mưa thuận, gió hoà quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt, gia súc sinh sôi...

Phần tế lễ nghiêm trang thành kính nhưng không thể hiện mê tín dị đoan mà thuần khiết là tâm linh tín ngưỡng. Khi kết thúc cúng tế, phần hội bắt đầu bằng Lễ tung còn thu hút nhiều người tham gia và náo nhiệt nhất. Các trò chơi đấu vật, kéo co, biêu diễn nghệ thuật... cũng đồng thời diễn ra trong một không khí hội hè sôi động tưởng chừng không dứt. Hội đình làng Giếng Tanh thực sự góp phần xây dựng đời sống văn hoá, tinh thần của cộng đồng các dân tộc Kim Phú.

< Giếng Tanh, biểu tượng di tích lịch sử văn hóa của làng.

Tương truyền rằng, người Cao Lan trên đường đi khai hoang, thấy nơi đây đất đai bằng phẳng, cây cối tốt tươi bởi có một dòng nước trong vắt từ lòng đất chảy ra và điều ấy đã níu chân họ ở lại vùng đất này, lập nên chòm xóm. Nơi dòng nước chảy ra có hình một cái giếng, nước trong vắt và đầy ắp nhưng lại có mùi tanh vị đất, bà con đặt tên là Giếng Tanh. Các gia đình trong làng lấy nước giếng để sinh hoạt và cảm thấy mọi bệnh tật như được xua tan. Người Cao Lan vỡ đất hoang làm ruộng, lấy nước từ lòng Giếng Tanh, lúa tốt bời bời, vụ nào cũng trĩu bông, cuộc sống ngày càng sung túc.
Dulichgo
Biết ơn “thổ địa” mang đến cho làng cuộc sống đủ đầy, người Cao Lan đặt tên làng Giếng Tanh từ ấy. Rồi người làng xây dựng đình thờ những người có công lao to lớn che chở cho dân làng có cuộc sống thanh bình, mùa màng tốt tươi. Ông Tiêu Cao Bắc, người từng nhiều năm làm chủ tế của đình làng Giếng Tanh cho biết, đình được xây dựng vào năm Bính Tuất (1706) thờ hai vị tướng của Vua Hùng là “Đức vua cả Ngọc Sơn quân linh ứng đại vương” và “Đức vua cả Nghiêm Sơn trung chính lệnh ứng đại vương” xuống miền Yên Sơn để bảo hộ dân làng Giếng Tanh.

< Cụ Hoàng Trường Vinh kể về lịch sử Giếng Tanh.

Đình còn thờ Quốc mẫu Thiểm Hoa công chúa, Thần Nông, Thần Thổ địa và Long Vương là những vị thần phù trợ cho nghề nông của làng. Lễ hội đình làng Giếng Tanh được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng Giêng Âm lịch hàng năm; sau các nghi thức của phần lễ, phần hội với nhiều trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Cao Lan. Hội đình làng Giếng Tanh thực sự là niềm háo hức của bà con để được đắm mình trong làn điệu Sình ca và tưng bừng với trò chơi kéo co, đẩy gậy, tung còn...

Anh Tiêu Văn Ý, một người trong làng bảo rằng, anh thích đi hội nghe hát Sình ca với những làn điệu đắm say về tình yêu đôi lứa. Nghe hát, các bạn trẻ càng trân trọng giá trị của tình yêu và không ít người đã nên duyên sau đêm hội ấy... Người Cao Lan ở Giếng Tanh còn duy trì và phát huy giá trị nhiều làn điệu dân vũ như múa “Chim gâu”, múa “Xúc tép”, múa “Khai đèn” và nhiều người già trong làng còn giữ được cả “kho” truyện cổ, nhạc cụ dân tộc như trống, chiêng, thanh la, sáo, nhị, kèn tổ sâu, chuông... Người già trong làng truyền dạy cho lớp trẻ hát Sình ca, múa xúc tép và sử dụng các nhạc cụ dân tộc, ngày hội trở nên huyền ảo và ngây ngất lòng người.

< Thi khâu còn tại Lễ hội.

Thời gian trôi đi, làng Giếng Tanh giờ đây đã có 357 nóc nhà với 1.322 nhân khẩu. Cái giếng năm xưa đã hàng trăm năm tuổi nhưng dòng nước vẫn ăm ắp trong lành. Người làng bảo nhau giữ gìn cái giếng nước như giữ “linh vật”, dẫu cuộc sống có muôn vàn đổi thay thì Giếng Tanh mãi là biểu trưng cho sự trù phú của làng. Lớp trẻ hôm nay tiếp bước cha ông xây đắp xóm làng thêm giàu đẹp.
Dulichgo
Chúng tôi đi tham quan một vòng làng văn hóa Giếng Tanh. Con đường làng được khoác lên “chiếc áo bê tông” thênh thang, rộng rãi. Hai bên đường thấp thoáng những ngôi nhà sàn, nhà mới xây, Giếng Tanh trở nên thơ mộng biết nhường nào. Cuộc sống mới đang ùa về từng gia đình, câu chuyện làm giàu trở nên rôm rả. Anh Hoàng Văn Kiều là điển hình của làng trong phong trào làm kinh tế giỏi. Anh “tham” việc lắm, làm đủ nghề từ nuôi lợn quy mô lớn đến làm dịch vụ máy cày, máy bừa và trộn bê tông... cuộc sống gia đình anh khấm khá lên từ ấy. Anh bảo, phải cố cho xong mọi việc để yên tâm đón Tết, ra Giêng vui hội Giếng Tanh.

Cuộc sống no ấm đang hiện hữu ở làng văn hóa Giếng Tanh. Tỷ lệ hộ nghèo hiện chỉ chiếm 7% tổng số hộ của làng, hơn 50% số hộ khá giàu... Chia tay Giếng Tanh mà trong tôi vẫn xao xuyến với câu hát Sình ca như lời mời gọi bạn bè về với Giếng Tanh trảy hội làng để được đắm mình với vũ điệu “Chim gâu”, tưng bừng trò chơi ném còn ước mơ tìm được bạn tình đắp xây hạnh phúc...

Theo Tuyenquang.gov
Du lịch, GO!