Chiếc tàu thả neo lơ lửng trên vùng biển Trường Sa. Xa xa, ánh đèn của những hòn đảo thuộc Việt Nam vẫn sáng cùng ngọn hải đăng, soi đường cho thuyền trong khu vực qua lại. Trong tiếng gió lặng của biển đêm, chúng tôi chuẩn bị cho buổi câu đêm ở vùng hải đảo phía Đông của Tổ quốc.

< Cần câu cá là những sợi cước dài được quấn trong những vòng lớn.

Nhìn chiếc cần câu máy khá “bảnh” của tôi, mọi người đều phì cười bởi không thể sử dụng các loại cần thông thường khi mà một chú cá tại đây có thể lên đến hơn 10 kg. Cần câu phải là những sợi cước chắc được quấn vào trong những chiếc vòng to, người câu lòn qua cánh tay và thả xuống quanh mạn con tàu. Trong tiếng rì rầm của biển đêm, chúng tôi bắt đầu soi đèn câu cá.

< Chuẩn bị mồi câu.
Dulichgo
Khi câu cá ở Trường Sa, mọi người phải mang bao tay bởi sức kéo của các chú cá biển vùng nước sâu này rất mạnh, có thể làm đứt cả ngón tay.

< Chú cá hồng, chiến lợi phẩm đầu tiên.

Mồi câu cá là những chú các chuồn nhỏ vừa được vớt lên theo ánh đèn. Sau hơn 10 phút nín thở, cả tàu xôn xao với chú cá hồng chưa đến 3 kg được câu lên.

< Chú chình bông hơn 12 kg.

Và chỉ sau hơn 30 phút, 2 chú cá chình bông, loại cá chuyên sống dước các hóc san hô, dính mồi.
Dulichgo
Vô tình có được 1 chú cá heo, mọi người đã vội cắt cước để thả người bạn của con người về biển cả. Ngoi lên giữa đợt sóng đêm, chú cá heo bơi 1 vòng chào cả tàu trước khi ra cùng bầy.

Sau khi dính thêm một chú cá thu, chúng tôi quyết định dừng chuyến câu đêm. Nhìn ánh đèn giữa biển, ai cũng đều hy vọng với tiềm năng của mình, quần đảo Trường Sa chắc chắc sẽ trở thành một điểm du lịch đầy nguồn lực của Việt Nam trong tương lai với cái loại hình như lặn biển, câu cá hay khám phá các rạn san hô.

Theo Quang Liêm (Người Lao Động)
Du lịch, GO!

Câu cá ở Trường Sa