Cửa Rào thuộc xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, cách TP Vinh khoảng 210km về phía Tây Bắc - Cách rừng Phù Mát 60km.

< Hai nhánh sông Ngàn Sâu, Ngàn Trươi từ thượng nguồn dãy núi Giăng Màn chảy về Cửa Rào hợp lưu thành dòng sông Lam.

Cửa Rào là nơi hợp lưu giữa 2 con sông Ngàn Sâu và Ngàn Trươi. Từ dãy núi Giăng Màn trùng điệp, dòng nước mát trong xanh, hiền hòa, uốn khúc quanh co mà hình thành nên làng, nên xã và các cụm dân cư với lịch sử, vốn văn hóa lâu đời.

Tương truyền, khúc sông có tên gọi Cửa Rào bao hàm hai nghĩa. Với người dân địa phương, trước hết đó là nơi chỉ địa danh hợp lưu, quy tụ của dòng sông Ngàn Sâu và Ngàn Trươi.

< Sông nước Cửa Rào.

Tiếp đến đó là dòng sông mà từ thửa xa xưa du khách thập phương cũng như các lái buôn khi dong thuyền xuôi ngược qua đây tất cả đều dừng lại giành chút ít thời gian chỉnh trang mai thuyền, trang phục để tượng niệm các bậc tiền nhân đã có công lao to lớn trong công cuộc hộ quốc, được thờ tự tại đền Thượng Trụ và đền Cửa Rào.

Các ngôi đền tuy không lớn về quy mô, song với kiến trúc hài hòa cân đối đặc biệt là công trạng của các vị thần nên những ngôi đền này luôn giữ nét thầm kín, uy linh, thu hút đông đảo người dân gần xa đến thắp hương, phúng viếng.

Xưa kia, Cửa Rào là khúc sông nổi tiếng sầm uất, trên bến dưới thuyền, người tụ tập đông vui. Vào những lúc chiều muộn, từng tốp thuyền buồn từ tận Bến Thủy, Chợ Thượng nối đuôi nhau kéo về đây neo đậu nghỉ ngơi qua đêm để rạng sáng ngày mai lên mạn Chợ Quánh, chợ Hương Đại, hay ngược tận Hương Khê mua hàng. Lâu dần khúc sông nơi Cửa Rào được nhiều người biết đến và nổi tiếng trên khắp vùng đất xứ Nghệ.

Khi phương tiện giao thông đường thủy không còn thịnh hành, việc buôn bán, làm ăn gặp khó khăn, một bộ phận thương gia ở giáo phận Vinh, miền hạ lưu sông La đã ở lại Cửa Rào sinh sống. Qua nhiều năm bồi lắng, dọc ven khúc sông Cửa Rào đã hình thành những bãi đất phù sa màu mỡ và khá bằng phẳng tạo nhiều thuận lợi cho cư dân lao động, sản xuất. Bước đầu đa số người dân khi chuyển từ nghề buôn bán trên sông sang sản xuất nông nghiệp họ đã tập thói quen trồng hoa màu, lúa nước và trồng cây ăn quả. Một bộ phận còn lại vẫn tiếp tục bám lấy dòng sông làm nghề chài lưới.

< Đền Cửa Rào - thờ Mẫu.

Với bản tính siêng năng, cần mẫn sớm hôm của người chạy chợ nên chỉ một thời gian ngắn cư dân Cửa Rào đã tích cực khai hoang mở rộng thêm được nhiều diện tích đất canh tác. Vậy nhưng theo nhiều người kể lại, thời điểm đó việc chuyển đổi ngành nghề của bà con vùng đất này gặp phải không ít khó khăn. Bởi lẽ, tất cả họ chỉ quen ngược xuôi cùng con nước để buôn bán các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, còn trực tiếp tham gia lao động, sản xuất tạo ra của cải vật chất trên mảnh đất của mình là một việc làm mới mẻ. Đến hôm nay, người dân ở vùng đất này vẫn còn những câu truyền ngôn về sự khó khăn, lam lũ trong buổi đầu buông mái chèo lên đất liền sinh sống:

Bao đời bám lấy lạch sông,
Cuộc sống phồn thịnh, thong dong nếp người.
Nay đà bỏ nghiệp kiếm lời,
Lên rừng mở đất có mấy người được nhàn cư.

Vùng đất Cửa Rào cũng là một trong những vùng đất nóng nhất Việt Nam: Có ngày lên tới 43ºC trong khi độ ẩm 30%, gây nóng và khô hanh. Chỉ mới sau 9h sáng, nhiệt độ của vùng lòng chảo này chưa bao giờ thấp hơn 37ºC. Vào những ngày miền Bắc rét đậm, nơi này vẫn “rang khô” người với ánh nắng chói chang.

< Cầu Cửa Rào.

Gió thường xuất hiện từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 9 hàng năm và thường bắt đầu thổi từ 8h00 đến 18h30, mạnh nhất từ khoảng 10h00 đến 16h00 hàng ngày. Hè là thời điểm người dân nơi đây sợ nhất, bởi tất cả các vật dụng được nhúng nước đều nhanh chóng chuyển sang khô giòn. Luồng gió từ quạt máy cũng chuyển thành hơi nóng.

Ban ngày nắng nóng là vậy, nhưng đêm đến nhiệt độ xuống dưới 10ºC, hầu hết người dân phải cuộn mình trong chăn, hay áo ấm để chống rét.


< Gái bản tắm trên sông Lam.

Vì nằm trong khu dự trữ sinh quyển thế giới Tây Nghệ An nên Cửa Rào được biết đến như một điểm du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử, cộng đồng kết hợp nghiên cứu thú vị với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ; nhiều di sản chứa đựng giá trị văn hóa, lịch sử to lớn: đền Vạn - Cửa Rào; bản làng các dân tộc Khơ Mú, Mông, Ơ Đu, Tày, Hoa và nhiều di chỉ khảo cổ thuộc thời đại văn hoá Phùng Hưng như: các loại dụng cụ sản xuất bằng đá, trống đồng, các loại vũ khí bằng đồng,…

Một số điểm du lịch lân cận như: rừng Săng Lẻ và hang động tại xã Tam Đình (cách Cửa Rào khoảng 10km về phía tây nam), rừng lạnh nguyên sinh và hang động tại xã Tam Hợp (cách Cửa Rào khoảng 10km về phía nam), rừng cây lùn và hang động tại xã Tam Quang (cách Cửa Rào khoảng 20km về phía đông nam), hồ thuỷ điện Bản Vẽ (cách Cửa Rào khoảng 30km về phía bắc)…

< Lễ hội Đền Vạn - Cửa Rào.

Cầu Cửa Rào bắc qua sông Ngàn Sâu ngày lại ngày rộn tiếng còi tàu vào Nam, ra Bắc. Chợ Quánh ven sông đang thu hút một lượng lớn người dân khắp mọi nơi đến buôn bán, làm ăn, trao đổi các mặt hàng. Một ngày mới lại về ánh bình minh từ đỉnh núi Vặc soi rọi, chiếu sáng cả một vùng quê, lan tỏa, sưởi ấm trên những nếp nhà thắm đượm màu ngói mới. Hôm nay vùng đất, con người Cửa Rào nơi hợp lưu của 2 con sông đã thực sự đổi thay, bắt nhịp vươn lên trên chặng đường dựng xây quê hương, đất nước.

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ internet