Chùa Long Quang tọa lạc tại ấp Bình Nhựt B, xã Long Hòa, thành phố Cần Thơ. Tổng diện diện tích khoảng 11.000m2, chùa thuộc hệ phái Bắc Tông. Trên đường Cách Mạng Tháng Tám Từ Sân bay Trà Nóc về trung tâm thành phố Cần Thơ, rẽ vào tỉnh lộ, đi khoảng 10km, qua nhiều cây cầu nhỏ bắc qua kênh rạch, du khách sẽ tới chùa Long Quang, một trong những ngôi chùa cổ của thành phố Cần Thơ.

Tính đến năm 2009 đã trải qua 184 năm. Thuở xưa, Long Quang Cổ Tự là một cái am nhỏ,  Chùa do Hòa thượng Liễu Huệ -Thiện Quyền, dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 37, tục danh Võ Văn Quyền, khai sơn năm Minh Mạng thứ 5 (1824), với tên gọi ban đầu là “Long Quang Trường Tự”. Đến năm 1853 phát triển thành ngôi chùa. Sau đó, nhà sư Võ Văn Quyền qua đời.

Năm 1875, Hòa thượng Quảng Hiền về trụ trì, chùa được xây dựng lại và đổi tên là “Long Quang Tự”.

Năm 1893, Hòa thượng Thích Từ Quang trụ trì. Năm 1922, Hòa thượng đã cho tạc 50 pho tượng thờ bằng gỗ giáng hương, đặc biệt là bộ Thập bát La-hán rất sinh động. Hòa thượng viên tịch năm 1924.

Năm 1924, Hòa thượng Thích Trí Thới trụ trì. Năm 1930, Hòa thượng đã tổ chức xây dựng ngôi chùa quy mô. Hòa thượng viên tịch năm 1963.

< Một trong những tượng Thập bát vị La Hán ở Long Quang Cổ Tự.

Năm 1963, Hòa thượng Thích Chơn Khánh trụ trì. Năm 1965, Hòa thượng đã cho trùng kiến ngôi chùa. Hòa thượng viên tịch năm 1983.

Năm 1966, nhà sư Nguyễn Văn Phước, pháp danh Thiện Chiến trùng tu lại ngôi chùa sau những năm chiến tranh, ông đổi tên là “Long Quang Cổ Tự”.

Long Quang Cổ Tự là một công trình kiến trúc nghệ thuật tôn giáo với hệ thống tượng Phật rất độc đáo bằng gỗ cách đây hàng trăm năm, tiêu biểu là nhóm tượng 18 vị La Hán.

Vị trụ trì từ năm 1992 đến nay là Đại đức Thích Bình Tâm đã hoàn thành việc trùng tu, mở rộng chùa thành một ngôi già lam cổ tự khang trang vào năm 1994 và 2003.

Ngày 21/6/1993, chùa được Bộ Văn hóa - Thông tin ra quyết định số 774/QĐ.BT công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Du lịch, GO! - Theo NTO, ảnh internet