Đã từng đặt chân đến vùng châu thổ sông Hồng, điều đọng lại trong tôi là sự hấp dẫn kỳ bí của nền văn hóa Khmer, thông qua chùa chiền để nói lên tín ngưỡng và văn hóa của người Khmer. Văn hóa Khmer có cái gì đó vừa sâu sắc và lạ lẫm đối với chúng ta, đơn giản vì khi sinh ra và lớn lên họ đều hướng tới phật pháp, người Khmer có một mối giao hòa Phật - Trời - Con người, biểu tượng trong lòng của người Khmer chính là chùa chiền.

Khmer những con người của tự do

Từ cái thời lâu lắm (thế kỷ thứ 10), vùng châu thổ sông Cửu Long còn là một vùng đất hoang sơ, đầm lầy nhưng lại màu mỡ và phì nhiêu bởi sự bù đắp của phù sa mang lại. Nhiều thế kỷ trôi qua, vùng đất này đã thu hút nhiều con người đến để khai hoang và sinh sống, do vị thế và địa hình giáp ranh với vùng biên giới Lào, Campuchia nên đã xảy ra cuộc di cư sang vùng đất châu thổ khỏi đế chế Ăngkor của người Khmer.
.
< Người Khmer trong trang phục truyền thống.

Cần nhấn mạnh thêm rằng sự bóc lột của đế chế Angkor, rồi sự đô hộ của chế độ phong kiến Thái Lan rất tàn bạo, những người con của Cao Miên đã rời bỏ quê hương để lánh nạn.

Chính vì làn sóng di cư đã làm cho vùng châu thổ sông Cửu Long thêm đa dạng tộc người: người Việt, người Khmer, người Hoa, người Chăm, họ là những người tự do đến đây để khai phá vùng châu thổ. Người Khmer có mặt từ rất sớm so với các dân tộc khác trên mảnh đất này.


< Chữ viết của người dân Khmer thể hiện trên đá.

Nói về người Khmer, họ là những tộc người chiếm rất đông trên vùng châu thổ, mang những đặc trưng của quê hương Khmer. Hầu hết người Khmer trên vùng đất châu thổ sông Cửu Long đều có nét đặc trưng nơi họ sinh sống: sống quanh chùa, theo một quần thể hay gia đình sống chung với nhau theo lối tập trung và có sự thống nhất quản lý với nhau theo một bộ máy mà cai trị đơn vị là Mê (mẹ) phum (*) và Mê sóc (*) có trách nhiệm trong một quần thể, theo thời gian sự cai quản bày đã dần mất đi do đặc tính của xã hội.

Sinh hoạt của người dân lúc đó chỉ khai hoang: làm ruộng, trồng lúa, nương rẫy, săn bắt, chở hàng… Quá  trình chinh phục thiên nhiên để tồn tại trên mảnh mảnh đất vốn màu mở mà cũng lắm nhiều thú dữ, mặc dù được thiên nhiên ưu đãi nhưng họ cũng gặp trở ngại, khó khăn.

< Chùa Kh'leang.

Người Khmer chỉ có ở lòng tin nơi đấng siêu nhiên nên họ phải nhờ đến đấng thiêng liêng, thần linh, cầu trời phù hộ cho mưa thuận gió hòa, được mùa màng, được cuộc sống được bình yên, được che chở. Từ đó hình thành một thói quen thờ thần thánh trong cuộc sống của người Khmer. Một số thần gắn liền với cuộc sống tâm linh của người khmer:

"Thần rừng Mrinh: khi trồng trọt, chăn nuôi, chặt đốn rừng.
  Thần Phum Sróc: Cầu mong cho phum sóc được yên vui.
  Thần Nắt - ta Phonum: khi lên núi rừng săn bắt.”

< Tiên nử Kenma ở chùa Dơi - Sóc Trăng.

Đời sống tinh thần, văn hóa cư dân Khmer Nam bộ cũng bắt nguồn từ đó. Về sau, dân số của người Khmer ngày một đông, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, lao động sản xuất cũng phát triển theo, việc giao lưu trao đổi hàng hóa với các nước vùng lân cận cũng được mở rộng, trong đó có việc giao lưu với người Ấn Bà la môn giáo, nên người Khmer cũng tiếp thu những tinh hoa văn hóa Bà la môn giáo, những văn hóa đó vẫn còn tồn tại cho đến ngày hôm nay như: Thờ Linga Yoni (Ngọc dương Sản môn), Brah Bưssnuka (Thần xây dựng), Krong Piali (Thần hoàn bổn cảnh) trong cưới gả, làm lễ hội.

Tất cả các tín ngưỡng thần thánh đều do con người tạo ra nên đã ăn sâu vào cuộc sống của người Khmer, nhiều lễ hội từ đó đã ra đời và được xem như một biểu tượng của người dân Khmer, ít nhất trong lĩnh vực quảng bá du lịch của vùng đồng bằng châu thổ.

< Chùa Dơi ở Sóc Trăng của người Khmer.

So với các hình thức du lịch khác thì du lịch về lễ hội của người Khmer thì quả là mang đậm nét rất nhiều về tuổi đời lẫn quy mô tổ chức, nhưng tại sao lúc nào cũng đông đúc du khách kéo đến hàng năm? Vâng, đơn giản vì đó là tín ngưỡng tồn tại rất lâu và rất thiêng. Có xem và chứng kiến những hoạt động diễn ra ở lễ hội ta mới thấy người Khmer đã xây dựng nền văn hóa Khmer đơn giản gắn liền với thiên nhiên, con người, tôn thờ thần thánh.

< Rắn naga biểu tượng thường đặt trong chùa.

Trong tín ngưỡng dân gian của người Khmer, Phật pháp đóng vai trò quan trọng, như là phần không thể thiếu trong cuộc sống, nó góp phần làm cho cuộc sống của người Khmer hướng tới tự do và bình yên trong cuộc sống. Người Khmer Nam bộ chịu ảnh hưởng chính của ba luồng văn hóa là: tôn giáo dân gian, Bà la môn giáo(*) và Phật giáo. Ba nền văn hóa này là chỗ dựa tinh thần, nó luôn luôn tồn tại, giao hòa với nhau như những dòng nước sông suối và chi phối đời sống tinh thần người Khmer Nam bộ.

< Rắn naga ở chùa Kh'leang.

Vượt qua không gian và thời gian, cùng với đầu óc không ngừng sáng tạo, bàn tay khéo léo tài ba của nghệ nhân đã sản sinh ra một nền văn hóa đặc sắc đậm chất Khmer Nam bộ. Điều này thể hiện rõ nhất trong nghệ thuật kiến trúc chùa Khmer Nam bộ.

Sức sống Chùa Chiền của người Khmer

Người Khmer đã từng nói: ”Sống vào chùa gửi thân, chết vào chùa gửi cốt”. Chùa đã tồn tại từ rất lâu không những là trung tâm sinh hoạt tôn giáo mà còn thể hiện nét sinh hoạt văn hóa của người Khmer. Đa số các ngôi chùa tồn tại từ rất lâu đời, tập trung nhiều nhất là ở vùng Nam bộ.

< Chùa Kh'leang ngôi chùa tráng lệ, uy nguy của Sóc Trăng.

Có những ngôi chùa đã tồn tại hàng thế kỷ, qua thời gian vẫn thể hiện uy nguy, lộng lẫy, trang nghiêm. Hầu hết người Việt nào khi đến miền Tây Nam bộ điều thấy chùa của người Khmer, điều có thể nhận ra cách thể hiện của nó khác với những ngôi chùa của người Kinh rất nhiều bởi sự đa dạng về nghệ thuật kiến trúc lẫn hình thái (chùa Kh’leang, chùa Dơi…) với những ngọn tháp cao vút giữa nhiều loại cây to như thốt nốt, dầu, sao, những cây đặc sản Nam bộ. Nó thể hiện sự uy nguy, đồ sộ bởi không gian kiến trúc rộng lớn, theo một sự sắp đặt cụ thể từng chi tiết: hoa văn, đường nét, tượng thần, tiên nữ (chùa Dơi, chùa Kh’leang).

< Hình tượng đặc trưng chùa của người dân Khmer.

Vừa bước vào tới mặt tiền, cảm giác được tắm mình trong sự uy nguy, trang nghiêm, thanh tịnh của ngôi chùa dưới bóng cây thốt nốt và hàng cây mát rượi giống như trong phim ”Trở về vùng đất Phật”. Cảm giác choáng ngợp đã vây lấy tôi khi ngắm nhìn những phù điêu trang trí và vật linh thiêng của người Khmer. Nét độc đáo thể hiện trong mỗi ngôi chùa khá sinh động từ sự ra đời của đức Phật đến những mối liên hệ giữa người với Phật pháp. Nói lên rằng, sự che chở của Phật pháp như là một hàng rào sẵn sàng che chở, cứu vãn tất cả chúng sanh, đưa đến cõi an lạc, đức Phật luôn tâm niệm là thế trong cõi chúng sinh không riêng người Khmer mà còn cho tất cả chúng ta.

< Tượng thần Krud (tượng người đầu chim) trước cổng.

Điều thú vị còn nằm ở chỗ xung quanh mỗi chùa điều có các thần linh và các tiên nữ trên mỗi cổng vào, thường thì một ngôi chùa có hai cổng chính và phụ. Cũng nhờ kỹ thuật bố trí khá hoàn chỉnh cho nên từ ngoài nhìn vào sẽ thấy ngôi chánh điện cao hẳn lên, điều này có thể phân biệt được với chùa chiền cổ truyền Việt Nam.

Khung mái chùa uốn cao hẳn lên và  được làm bằng loại gỗ quý, được đưa từ nhiều vùng khác đến. Mái chùa được phân ra làm ba phần bọc quanh nhau và  những góc cạnh đều được trang trí và điêu khắc rất công phu. Những nhánh cao vút lên ở những góc mái, chung quanh chùa có nhiều cột cao san sát nhau tạo ra một hình tượng vững chải và kỳ bí. Ba lớp là thành bọc quanh chiến phần lớn sân chùa, khiến cho du khách tưởng tượng đến những hạn chế từng vùng riêng biệt, các Tiên nữ Kemna trên cửa hay trên cột trông rất hung, luôn trong tư thế chiến đấu.

< Tượng thần Krud được gìn giữ trong bảo tàng Kh'leang.

Đặc biệt nhất là những hình tượng Krud, tức là hình người đầu chim, một biểu trưng về "vật nhân nhất thể". Ảnh hưởng Corinthien và Dorothien của Hy Lạp thể hiện rõ nét nhất trong những mô hình này.

Mái chùa Khmer là phần kiến trúc và trang trí nổi tiếng trong toàn bộ, cấu trúc khá phức tạp và độc đáo. Thông thường trong kiến trúc bộ mái chùa Khmer gồm có ba cấp, mỗi cấp mái lại chia làm ba nếp. Nếp cẩn ở giữa thường lớn nhất và trang trí tinh vi nhất, còn hai nếp phụ ở hai bên cân đối, hài hoà. Trên đầu hai góc mái trên cùng thường có một khúc đuôi rắn dài đó là rắn Naga vì nó tượng trưng cho chiếc cầu nối liền giữa cõi trần gian và Niết Bàn. Rắn Naga nhiều đầu còn tượng trưng cho chiếc cầu nằm trải dài dưới chân những ngôi đền núi (thế giới con người) đến đỉnh của ngôi đền (thế giới thần linh). Hình tượng những chiếc cầu vồng hình rắn Naga là mô típ phổ biến trong nghệ thuật điêu khắc Khmer. Nhờ vậy, trông đầu mái có cảm giác nhẹ nhàng hẳn lên.

< Rắn naga xếp thành cầu vòng.

Mỗi ngôi chùa tồn tại điều theo một quy ước chung, khi nhìn vào cổng ta sẽ biết được nghệ thuật kiến trúc của toàn bộ ngôi chùa đó. Nếu cổng chùa chỉ có một ngôi tháp hoặc lợp mái chùa nhiều lớp chồng lên nhau, hai bên thường có hai vị thần bảo hộ (Tuya Rắbal) hoặc con sư tử hay xuất hiện bước đầu thần rắn Naga uốn lượn trên tường rào đầu ngóc lên trời, tất cả nhằm canh giữ những báu vật quý giá ở bên trong.

< Tháp hình búp sen của chùa Kh'leang.

Những ngôi tháp phía trên thường là hình búp sen hoặc hình chuông được cách điệu từ hình ảnh bát úp đặt trên bậc tam cấp tượng trưng cho tam cõi đức Phật từng thọ sanh trong suốt bốn A-tăng-kỳ và một trăm ngàn đại kiếp tạo duyên lành để thành đạo. Trên bát úp là cột trụ cao thẳng lên trời có gắn ba hoặc năm đĩa tròn tượng trưng cho Tam bảo hoặc năm vị Phật sẽ thành đạo trong kiếp trái đất này và trên cùng là cõi Niết bàn.

< Chùa Kh'leang - sặc sỡ và tráng lệ.

Ấn tượng hơn khi tiếp tục bước vào phía trong ngôi chùa, thường thì ngôi chùa phần Chánh điện của chùa Khmer chiếm phần lớn và vị trí quan trọng từ ngoài vào. Đây là gian phòng dùng trong việc hành lễ, thờ phụng, cầu đạo, truyền đạo, hành đạo. Cách bài trí chánh điện đơn giản, nhưng không kém phần trang nghiêm. Trên bệ chính cao nhất, có nhiều tầng, đặt pho tượng Phật. Những tượng Phật của chùa Khmer thường quay về  hướng Đông.

< Tiên nữ Kenma ở chùa Kh'leang.

Giải thích về chọn phương hướng nầy, kinh điển Khmer cho rằng: Phật Tổ ở phương Tây thì bao giờ cũng quay về hướng Đông, để phổ độ chúng sanh. Phần bệ tượng chính thường khắc họa, trang trí một toà sen rộng lớn, chia nhiều bậc và mỗi bậc đều có nhiều hoa văn trang trí mỹ  thuật. Bệ tượng thường là một toà sen và có nhiều bậc, được chạm trổ đầy tin xảo. Khác với những ngôi chùa Việt Nam và chùa Trung Hoa, những loại chùa Khmer chỉ thờ đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, không thờ các vị Phật, Bồ tát khác như đức Quán Thế Âm Bồ tát, Di Lặc Tôn Phật, La Hán và các Bồ tát khác.

< Cổng phụ chùa Kh'leang.

Những câu chuyện kể về Đức phật đã được dựng lên đầy màu sắc trên những bức tường (Chùa Dơi). Cũng cần nói thêm là chùa được xây dựng cách đây 400 năm tại tỉnh Sóc Trăng. Chùa có hàng ngàn bảo vật quý gồm tượng Phật và tứ Linh  Long - Lân - Quy - Phượng đều làm bằng đất sét.

Nghệ thuật kiến trúc Khmer cho ta thấy được nét độc đáo thể hiện ngay từ cái nhìn đầu tiên từ kiến trúc tường rào, cổng chùa Khmer, nó không chỉ đơn thuần trang trí cho đẹp bề ngoài, mà còn có sự kết hợp chặt chẽ với  thiên nhiên và con người, giữa đời với đạo, thế giới này với thế giới khác. Đặc biệt là sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa Bà la môn giáo với văn hóa Phật giáo.

< Chùa Dơi - một góc nhìn.

(*) Mê Phum, mê Sóc: mẹ phum, mẹ sóc, đó là những thành viên có tuổi, có kinh nghiệm sản xuất, có uy tín được người dân bầu lên.
(*) Phum, sóc: là nơi định cư truyền thống của người Khmer, thường là dưới tán dừa, cây thốt nốt, thường có vài chục nóc nhà quần tụ quanh mái chùa. Phum, sóc là hình thức xã hội cổ truyền của người Khmer, vừa có quan hệ huyết thống, vừa có quan hệ láng giềng.
(*) Đạo Bà La Môn: gọi Ấn giáo hay Ấn Độ giáo (Hinduism), là đạo bản địa của người Ấn (Hindus), hình thành ở Ấn Độ khoảng năm 1.500 trước Công nguyên hoặc sớm hơn nữa, tức là có trước Phật giáo ít lắm cũng khoảng 10 thế kỷ. Không xác định ai là giáo chủ hay người mở đạo.

Chùa Kh'leang
Số 71, Đường Mậu Thân, Phường 6, Tp Sóc Trăng
P/s:  Hằng năm chùa Kh’leang diễn ra nghi lễ quang trọng của người dân Khmer:
1.      Lễ Chol Chnam Thmay: lễ chịu tuổi (13/03 – 15/03 âm lịch, tại xã Lộc Khánh, Lộc Hưng Lộc Ninh).
2.      Lễ Dolta: lễ cúng ông bà (29/8 - 01/9 âm lịch, lễ cổ truyền của người Khmer).
3.      Lễ cúng trăng rằm: tổ chức đua ghe ngho (15/10 âm lịch, diễn ra tại các chùa của người dân Bảy Núi, An Giang).

Du lịch, GO! - Theo Yumiblog Team s7