Là xã biên giới giáp Trung Quốc, nằm liền kề với xã Si Ma Cai thuộc huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai, xã Nàn Sán cách trung tâm huyện lỵ Si Ma Cai khoảng 2km. 

< Dưới ánh nắng chiều, Nàn Sán thật yên bình với những đứa trẻ dạo chơi trên lưng trâu.

Phía đông Nàn Sán giáp xã Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai. Phía nam giáp các xã Si Ma Cai và Mản Thẩn, huyện Si Ma Cai. Phía tây giáp xã Bản Mế, huyện Si Ma Cai và xã Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương (ranh giới tự nhiên là sông Chảy). Phía bắc giáp xã Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương và giáp với Trung Quốc (ranh giới tự nhiên là sông Chảy).
.
< Một phụ nữ về nhà sau buổi cắt cỏ cho trâu.

Xã gồm các thôn: Sảng Chải 1, Sảng Chải 2, Sảng Chải 3, Sảng Chải 4, Sảng Chải 5, Hóa Chư Phùng, Lũng Choáng, Quan Thần Súng, thôn Đội 1, thôn Đội 2, thôn Đội 3, thôn Đội 4.
< Nhà ở Nàn Sán hầu hết là nhà trình tường đất.
Nàn Sán có 614 hộ dân với 6 dân tộc anh em: Kinh, Tày, Nùng, Thu Lao, Mông và La Chí.
< Với địa hình miền núi, ngựa vẫn được người dân nơi đây dùng làm phương tiện đi lại, chuyên chở.
Người Nàn Sán với phong tục tập quán phong phú, mang bản sắc văn hóa riêng, là điểm sáng về xây dựng đời sống văn hoá ở vùng cao Si Ma Cai.
< Người Nùng ở Nàn Sán ngoài làm nông nghiệp còn có nghề làm bánh tráng, đây là loại bánh đặc sản của người Nùng.
< Một căn bếp của người H’ Mông ở Nàn Sán.
< Những đứa trẻ ở Nàn Sán rất thân thiện.
< Con trâu không thể thiếu với mỗi gia đình ở Nàn Sán, cũng như người nông dân ở đồng bằng thời trước “con trâu là đầu cơ nghiệp” của người dân nơi đây.
< Chiều về, khói cơm chiều tỏa khắp các ngôi nhà trong các bản.


Người dân Nàn Sán có truyền thống làm nông nghiệp với các sản phẩm chính là rau, đậu tương, lúa gạo đặc biệt là chăn nuôi rất phát triển.Nhân dân đã được cấp nhiều giống cây trồng vật nuôi và được hướng dẫn kỹ thuật tỉ mỉ. Ở Nàn Sán có rất nhiều hộ gia đình nuôi tới 9-10 con trâu. Ở nơi đây, con trâu đúng nghĩa là đầu cơ nghiệp.
Nếu bạn muốn khám phá, còn chần chừ gì nữa, hãy chọn Nàn Sán ngay:


Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Vietnamnet và Wiki