Côn Đảo là một quần thể tiền tiêu nằm ở Đông Nam nước ta, gồm 16 hòn đảo lớn, nhỏ. Hành trình khám phá các hòn đảo này để lại nhiều dư âm thú vị. Hòn Cau và bãi Đầm Trầu là một điểm dừng chân lý thú. Hòn Cau còn có tên gọi khác rất mỹ miều là hòn Phú Lệ.

Khi đặt chân đến Côn Đảo, bao giờ du khách cũng được các hướng dẫn viên kể về sự tích Hòn Cau và Bãi Đầm Trầu. Bãi Đầm Trầu ở Côn Đảo là nơi có phong cảnh tuyệt đẹp với bờ cát mịn trải dài dưới chân vách đá dựng muôn hình.

Trên một triền đá vươn ra tận biển nổi lên hai tảng đá lớn chụm đầu vào nhau như đôi chim đang âu yếm chăm sóc cho nhau, quên cả dòng chảy của thời gian. Đây là một câu chuyện tình éo le, đau khổ gần giống như mô típ của Hòn Vọng Phu ở chỗ anh em cùng yêu nhau.

Địa danh Hòn Cau và Bãi Đầm Trầu bắt nguồn từ một truyền thuyết cổ xưa,câu chuyện về mối tình oan nghiệt của một đôi trai gái yêu nhau nhưng họ không thể lấy nhau vì họ là anh em cùng cha khác mẹ.

Buồn hận vì tình yêu đôi lứa không thành, chàng Cau đã bỏ nhà đến một hòn đảo cách xa chốn cũ hơn 10 dặm để ẩn dật cho đến khi chết,nơi chàng nằm xuống bỗng mọc lên một hàng cau xanh tốt quanh năm, tới mùa trái chín đỏ rực một vùng. Khi chàng trai bỏ quê hương ra đi,ngày ngày người con gái tên Trầu ra vách đá nơi hẹn hò khi xưa chờ đợi,ngóng trông đến khi rõ sự thật thì nàng quá tuyệt vọng gieo mình xuống nước, nơi nàng bỏ xác có tên là Bãi Đầm Trầu từ đó.
Đến thăm Hòn Cau và Bãi Đầm Trầu đầm mình vào dòng nước trong xanh kỳ ảo và chia sẻ với một mối tình lãng mạn nhưng oan trái của đôi trai gái đã tạo nên một truyền thuyết đẹp.

“Đi đầu mà chằng thấy về
Hay là quần tía dựa kề áo nâu
Ai vế nhắn với ông Câu
Hòn Cau cách bãi Đầm Trầu bao xa”
Hòn Cau có diện tích:1,800km2, nằm cách đảo chính 12km ở hướng Đông Bắc, ba mặt đảo này là vách đá dựng đứng, nơi làm tổ loài chim Yến, mặt Nam Hòn Cau là thung lũng đất tốt thích hợp nhiều loại cây ăn trái.
Từ thuở Nguyễn Ánh chạy ra Côn Đảo tỵ nạn đã có một số dân cư sinh cơ lập nghiệp trong thung lũng Hòn Cau, vùng đất sớm được khai phá ấy mang tên xóm bà Thiết ( bà Võ Thị Thiết, người có công đầu trong việc việc khai khẩn và tạo dựng). Vết tích của khu xóm cổ vẫn còn lưu lại ở Hòn Cau.

Hiện nay Hòn Cau và Bãi Đầm Trầu là một trong những điểm quan trọng bảo tồn các loài động vật hoang dã, quý hiếm. Đến với hòn Cau, du khách có thể tìm hiểu nhiều hệ sinh thái kỳ thú và tận hưởng phong cảnh đẹp hoang sơ và một môi trường trong lành. Mọi người cũng có thể nghỉ qua đêm để xem rùa biển lên bãi đẻ trứng hoặc nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng…

Dulich, GO! Tổng hợp