Mang tiếng đi chơi biển Mũi Né, Phú Quốc, Quảng Nam... nhưng nhiều đoàn khách phải tắm biển “ké” ở các bãi biển của một số khách sạn, resort. Không thể tìm ra bãi tắm đẹp ở những nơi này, vì tất cả đều đã có chủ.
(Phần 1)

Thuê bãi tắm

Sân của khách sạn Q.H ở Phú Quốc mỗi buổi chiều thường có 1 - 2 chiếc ô tô đậu ở đó để khách xuống tắm biển. Tắm xong, khách cứ mặc nguyên đồ ướt lên xe để về khách sạn tắm lại bằng nước ngọt vì chỗ tắm biển chỉ là tắm nhờ. Bãi tắm thị trấn Dương Đông chỗ gần resort Sài Gòn - Phú Quốc rất đẹp, nằm ở trung tâm nhưng không còn chỗ cho du khách tự do tắm biển. Bãi biển ở đây đã thuộc về chủ đầu tư các dự án, các khách sạn, resort. Nhiều nơi, tường rào tôn bịt kín mặt biển.

Thuê bãi tắm

Sân của khách sạn Q.H ở Phú Quốc mỗi buổi chiều thường có 1 - 2 chiếc ô tô đậu ở đó để khách xuống tắm biển. Tắm xong, khách cứ mặc nguyên đồ ướt lên xe để về khách sạn tắm lại bằng nước ngọt vì chỗ tắm biển chỉ là tắm nhờ. Bãi tắm thị trấn Dương Đông chỗ gần resort Sài Gòn - Phú Quốc rất đẹp, nằm ở trung tâm nhưng không còn chỗ cho du khách tự do tắm biển. Bãi biển ở đây đã thuộc về chủ đầu tư các dự án, các khách sạn, resort. Nhiều nơi, tường rào tôn bịt kín mặt biển.

Nhiều doanh nghiệp lữ hành ở TP.HCM đã lên tiếng về hiện tượng này. Ông Nguyễn Văn Mỹ, Giám đốc Lửa Việt bức xúc: "Đã nhiều trường hợp khách không đặt được phòng nghỉ ở các khách sạn sát bãi biển, đành phải đi thuê lại bãi tắm của doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, rất nhiều bãi tắm của các resort có sao không cho khách bên ngoài vào. Hầu hết các bãi biển đẹp hiện nay đều hành xử như vậy. Điều đó không xảy ra ở nhiều nước có cạnh tranh du lịch với ta, như Campuchia, Thái Lan... Bãi biển Sihanouk Ville của Campuchia là một ví dụ.

Chỉ khoảng 1 km bờ biển là của chủ đầu tư, còn phần lớn để cho dân kinh doanh ghế nằm, nước ngọt, giữ đồ đạc cho khách tắm biển. Ở Phuket, Thái Lan, cũng tương tự, không có chuyện bãi biển bị rào lại”. Ông Mỹ cho rằng, Nhà nước chỉ cấp đất bên bãi biển cho các nhà đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, chứ không cấp bãi biển cho họ. Bãi biển là của chung, điều này ai cũng biết nhưng các nhà đầu tư lợi dụng việc đó để chiếm dụng bãi biển rồi dần biến nó thành của riêng doanh nghiệp là không được. Không chỉ có du khách, ngay cả người dân vùng biển muốn tắm cũng phải xin phép.

Mất đường ra biển

Với hơn 40 dự án du lịch đã và đang được triển khai và hàng trăm ha đất ven biển bị thu hồi để giao cho nhà đầu tư khai thác,  nhiều khu vực, người dân Đà Nẵng không còn đường để ra biển đánh cá hoặc vui đùa.
Giữa tháng 4 vừa rồi, hàng trăm người dân P.Xuân Hà (Q.Thanh Khê) đã tập trung tại khu vực biển đường Nguyễn Tất Thành phản đối đơn vị thi công san lấp biển thuộc dự án Khu đô thị quốc tế Đa Phước (do Công ty Daewon - Hàn Quốc làm chủ đầu tư trên diện tích rộng hơn 200 ha) bởi việc san lấp, dựng hàng rào che chắn công trình đã khiến ngư dân mất đường ra biển, còn nếu đi vòng thì khá xa.

Ở một vài bãi tắm như Phạm Văn Đồng, Mỹ Khê hay Mỹ Đa Đông, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Đà Nẵng đã đầu tư xây dựng thành khu vực tắm biển văn minh lịch sự, tạo ấn tượng đẹp với du khách. Thế nhưng các dự án ven biển nằm ở hai phường Khuê Mỹ và Hòa Hải (Q.Ngũ Hành Sơn) thì lại trong tình trạng chủ yếu cấp cho các nhà đầu tư, chỉ chừa chút đường cho dân xuống biển, chỉ có hai khu vực được quy hoạch làm bãi tắm công cộng.

Đây cũng là tình trạng của Mũi Né - Phan Thiết. Ông Trần Thinh, nguyên Giám đốc Sở Thương mại - Du lịch Bình Thuận thừa nhận: "Quy hoạch Mũi Né - Phan Thiết trước đây có đường xương cá xuống biển, lấy đường ĐT 706 là trục chính. Nhưng không hiểu sao đến giờ lại không có con đường nào xuống biển. Không có chủ trương khóa mặt tiền biển bao giờ cả. Chúng tôi quy hoạch phải chừa ra 100m ven biển cho du khách và dân cùng được xuống biển. Nhưng bây giờ nhiều doanh nghiệp du lịch tự bảo vệ và làm sạch bãi biển, dân ít đến tắm, nên nhiều người cứ tưởng biển là của riêng họ ”.

Về lý thuyết, không có bãi biển nào là của các nhà đầu tư. Nhưng sự thật là tất cả những resort mọc lên ở Mũi Né, Phú Quốc, Đà Nẵng, Quảng Nam, Nha Trang... đều coi bãi biển là của riêng mình. Họ tự quản lý và khai thác cho hoạt động kinh doanh mà không mất tiền mua.

Cách biển mấy bước chân mà không thể xuống

Tôi rất đồng tình với cách đặt vấn đề của Báo Thanh Niên. Nói thật là tôi ngày càng thấy buồn trước tình cảnh “xẻ thịt”, “cát cứ” ở các bãi biển nước ta. Đúng là tỉnh nào giờ cũng có resort mọc sát biển, được xây dựng trên các bãi biển xinh đẹp, từ Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận đến Bà Rịa - Vũng Tàu, nhưng không có nơi nào lại cho phép phát triển các khu resort, khu du lịch - nghỉ dưỡng ven biển như khu vực Mũi Né - Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận). Khác hẳn những năm 90 khi chúng tôi đã được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên hữu tình, tuyệt đẹp của thiên nhiên nơi đây, một bên là biển xanh, bên là đồi cát trắng chạy dài tít tắp, và chạy dọc theo bờ biển là những bãi đá, những rặng dừa xanh mát...

Đi bộ mấy cây số chúng tôi không tài nào tìm được đường xuống biển (bởi con đường ngắn nhất, nhanh nhất đều phải đi qua cổng các resort). Bần thần đứng bên đường, James Phan, anh bạn từ Úc trở về nói với giọng buồn buồn: “Mình cách biển có mấy bước chân mà không thể xuống! Không hiểu dân nghèo kiếm đâu ra tiền để vào các khu resort này mà xuống tắm biển, biển của quê hương mình”.
Danny Hoang (Việt kiều Úc)

Muốn tắm phải trả phí

Ông Phạm Văn Dũng, người dân sinh sống gần 30 năm ở TP Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận): “Bãi biển Bình Sơn - Ninh Chữ từ thị trấn Khánh Hải (H.Ninh Hải) đến TP Phan Rang - Tháp Chàm rất đẹp. Nằm dọc bờ biển là một rừng phi lao xanh tốt, nơi để cho người dân tắm biển nghỉ ngơi, thư giãn. Sau khi được tỉnh cấp phép cho các chủ đầu tư xây dựng khách sạn, khu resort thì hàng cây này thuộc về các chủ đầu tư”. Ông Dũng dẫn chứng, gần 200 ngàn người dân ở thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và thị trấn Khánh Hải (H.Ninh Hải), hiện giờ chỉ còn duy nhất bãi tắm công cộng Bình Sơn nhỏ hẹp. Có nơi, trước đây là bãi tắm công cộng, nhưng hiện giờ đã có chủ, muốn vào tắm phải mua vé. Cụ thể là khu bãi tắm Ninh Chữ do Công ty CP du lịch Sài Gòn - Ninh Chữ quản lý. Du khách hoặc người dân muốn xuống bãi tắm, phải mất 10 ngàn đồng tiền vé.
Thiện Nhân (ghi)


Ở đảo mà thật khó tắm biển

“Chúng tôi là người dân sống lâu đời ở đây, bây giờ muốn đi tắm biển cũng không có chỗ nào đi vì từ trên đường cho tới biển đều bít kín với các khu nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng. Tôi thấy huyện có thông báo là mở mấy con đường xương cá để làm đường công cộng cho người dân đi xuống biển, nhưng đến nay lâu quá vẫn chưa thấy”.
Ông Huỳnh Văn Em (số 141, tổ 8, KP 7, thị trấn Dương Đông, H.Phú Quốc, Kiên Giang)

Giang Sơn (ghi)
Theo Thanhnien online

Phần 1